Đường dẫn truy cập

Các cường quốc đưa thêm đề nghị về hạt nhân với Iran


Phiên họp trong vòng đàm phán cao cấp lần thứ tư giữa các cường quốc thế giới và Iran về vấn đề hạt nhân của nước này, 26/2/13
Phiên họp trong vòng đàm phán cao cấp lần thứ tư giữa các cường quốc thế giới và Iran về vấn đề hạt nhân của nước này, 26/2/13

Tranh chấp về chương trình hạt nhân của Iran vẫn bế tắc

Diễn biến liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran trong năm 2012


Tháng Giêng: Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế IAEA xác nhận Iran tinh chế uranim tới 20%.

Tháng Hai: Các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc chấm dứt thảo luận tại Tehran mà không được thanh sát cơ sở quân sự bị tranh chấp tại Parchin.

Tháng Ba: Các cường quốc đồng ý mở lại thảo luận với Iran, dịp này, Iran hứa sẽ để cho các thanh sát viên tới Parchin, có điều kiện đi kèm.

Tháng Tư: Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tỏ quyết tâm Iran không từ bỏ quyền theo đuổi chương trình hạt nhân.

Tháng Năm: Các giới chức Liên Hiệp Châu Âu thảo luận với Iran tại Baghdad và tìm thấy một số điểm chung.

Tháng Sáu: Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, và Đức hội họp với Iran tại Moscow.

Tháng Bảy: Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu cấm toàn bộ nhập khẩu dầu của Iran, Hoa Kỳ nới rộng các biện pháp chế tài.

Tháng Chín: IAEA đòi tới thanh sát cơ sở Parchin, Iran gọi các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Châu Âu là “vô trách nhiệm.”
Các cường quốc thế giới đưa thêm đề nghị với Iran trong những cuộc thảo luận hôm thứ Ba về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này và hy vọng sẽ được các đại diện Iran “trả lời chi tiết hơn” khi các cuộc thảo luận tái tục vào ngày thứ Tư.

Các nhà ngoại giao nhận xét là những cuộc thảo luận tại Kazakhstan khởi đầu “hữu ích” nhưng không công bố chi tiết về những đề nghị.

Ông Michael Mann, phát ngôn viên của người đứng đầu chính sách ngoại giao của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton từ chối mô tả những cuộc thảo luận như là “cơ hội cuối cùng” đối với Iran nhưng ông nói với ban Ba Tư Đài VOA là cần có một số tiến bộ.

Nhóm được gọi là P5+1 gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức dự kiến sẽ đề nghị giảm thiểu một số biện pháp trừng phạt đối với Iran, nếu chính phủ nước này đồng ý đình chỉ một số hoạt động hạt nhân của họ.

Tuy nhiên ông Mann nói để điều này có thể xảy ra, Iran cần giải quyết những quan ngại về những hoạt động tinh chế uranium của nước này.

Iran nói chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình, nhưng Hoa Kỳ và những cường quốc thế giới khác nghi ngờ Iran dùng chương trình hạt nhân để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ngoại trưởng Kerry thúc đẩy Iran tiến đến một giải pháp ngoại giao. Ông Kerry, hôm thứ Ba, đã gặp vị tương nhiệm Đức ở Berlin. Tại đây ông bày tỏ hy vọng rằng 'Iran sẽ tự chọn cho mình con đường hướng tới một giải pháp ngoại giao.'

Phát biểu tại London trước đó, ông John Kerry nói rằng “một nước Iran có vũ khí hạt nhân, trong khu vực đó, là điều đơn giản không thể chấp nhận, xét tất cả những gì đã xảy ra.”

Ông Kerry nói Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc một cách có thiện chí, và trong tinh thần tương kính, để tránh điều mà ông mô tả là những “hậu quả” nếu nỗ lực đạt được đồng thuận thất bại tại các cuộc thảo luận.

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế mới đây nói rằng Iran đã bắt đầu thiết đặt các lò ly tâm đời mới tại cơ sở tinh chế uranium ở Natanz, một hành động mà các giới chức Mỹ cho là có tính “khiêu khích”.

Phiên họp tại Kazakhstan đánh dấu lần đầu tiên trong 8 tháng, các bên tụ tập để thảo luận với nhau.

Trong mấy năm vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong nỗ lực nhằm tăng áp lực với nước này để Teheran chấm dứt chương trình hạt nhân.

Một số nước khác, kể cả Hoa Kỳ, cũng áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt của riêng họ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG