Đường dẫn truy cập

Ban nhạc R.E.M đả kích Donald Trump sử dụng bài hát của họ


Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tại một cuộc biểu tình của Tea Party tại Washington, ngày 9/9/2015.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tại một cuộc biểu tình của Tea Party tại Washington, ngày 9/9/2015.

Việc cho chạy những bản nhạc trong các cuộc tập họp vận động tranh cử ở Hoa Kỳ là chuyện khá bình thường, nhưng đôi khi các nghệ sĩ không mấy hài lòng khi thấy các ca khúc của mình liên kết với các chính trị gia

Hôm thứ Tư, ban nhạc rock R.E.M đã bày tỏ sự bất bình sau khi ca khúc năm 1987 của họ có tựa là “It’s the End of the World as We Know it (and I Feel Fine) (xin tạm dịch là “Đây là ngày kết thúc Thế giới như tôi biết – và tôi cảm thấy bình thường) đã được phát lên khi ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump bước lên sân khấu trong cuộc tập họp “Hãy ngăn chặn thỏa thuận Iran” tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ. Một ứng cử viên Cộng hòa khác là ông Ted Cruz cũng có mặt tại cuộc tập họp.

Ca sĩ chính của ban R.E.M. Michael Stipe đã đưa ra một phản ứng gay gắt, qua trang Twitter của nhạc sĩ bass Mike Mills, “Chớ có dùng nhạc hay giọng hát của tôi để phục vụ cho cuộc vận động giả trá đần độn của quý vị.”

Ca sĩ chính của ban R.E.M. Michael Stipe đã đưa ra một phản ứng gay gắt, qua trang Twitter của nhạc sĩ bass Mike Mills, “Chớ có dùng nhạc hay giọng hát của tôi để phục vụ cho cuộc vận động giả trá đần độn của quý vị.”
Ca sĩ chính của ban R.E.M. Michael Stipe đã đưa ra một phản ứng gay gắt, qua trang Twitter của nhạc sĩ bass Mike Mills, “Chớ có dùng nhạc hay giọng hát của tôi để phục vụ cho cuộc vận động giả trá đần độn của quý vị.”

Ban nhạc sau đó đã công bố một thông cáo chính thức.

“Mặc dầu chúng tôi không cho phép hay chấp nhận việc sử dụng nhạc của chúng tôi tại sự kiện chính trị này, và yêu cầu các ứng cử viên này đình chỉ hoặc chấm dứt việc làm ấy, ta hãy nhớ rằng có những thứ còn quan trọng hơn ở đây. Giới truyền thông và cử tri Mỹ nên tập trung vào bối cảnh lớn hơn, chớ nên để cho các chính trị gia hào nhoáng làm chúng ta xao lãng khỏi những vấn đề cấp bách trong ngày và cuộc vận động tranh cử Tổng thống hiện nay.”

Neil Young và Trump

Ca sĩ Neil Young cũng không cho phép ông Trump sử dụng ca khúc của mình.
Ca sĩ Neil Young cũng không cho phép ông Trump sử dụng ca khúc của mình.

Hồi đầu năm nay, ông Trump đã gây khó chịu cho nhạc sĩ Neil Young, người nói rằng doanh gia tỷ phú này “không được phép sử dụng” ca khúc “Rockin’ in the Free World” khi ông Trump loan báo ý định ra tranh cử tổng thống.

Một thông cáo của công ty quản lý cho ông Young nói, “Neil Young, mang quốc tịch Canada, là một ủng hộ viên của ứng viên Dân chủ Bernie Sanders.”

Ông Trump đã nhanh chóng đáp lại trên Twitter, đại ý nói rằng, Với những người không tin, đây là một bức ảnh chụp trong văn phòng của tôi và lời yêu cầu xin tiền.

Ông Trump gọi Young là một người đạo đức giả, và nói nhạc sĩ này đã yêu cầu ông cho tiền để thực hiện một dự án âm nhạc.

Ông Trump không dùng ca khúc của Young nữa.

Những trường hợp khác

Đã có hàng chục vụ tương tự, đa số có liên quan đến các đảng viên Cộng Hòa.

Vừa mới trong tuần này, một thành viên của ban nhạc rock Survivor đã phản đối việc sử dụng ca khúc “Eye of the Tiger” trong một cuộc tập họp với sự tham gia của ứng cử viên Cộng hòa Mike Huckabee, giới thiệu bà Kim Davis, người thư ký ở Kentucky đã bị bỏ tù vì không chịu cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng tính.

Ông Sullivan nói với tạp chí Rolling Stone: “Tôi không thích pha trộn nhạc rock với chính trị; hai thứ này không đi đôi với nhau.”

Hồi đầu năm nay, ban nhạc Dropkick Murphy’s đã đả kích thống đốc bang Wisconsin và ứng cử viên tổng thống hiện nay của đảng Cộng Hòa Scott Walker, xuất hiện trong khi ca khúc “I’m Shipping Up to Boston của ban nhạc này được phát ra.

Trong một trường hợp hãn hữu hơn có liên quan đến một đảng viên Dân chủ, ca sĩ nhạc soul Sam Moore đã nói với ứng cử viên tổng thống khi đó là ông Obama vào năm 2008 là hãy ngưng chơi ca khúc “Hold On, I’m Comin” của Sam và Dave.

Ông Moore nói, “Tôi đã không đồng ý ủng hộ ông vào chức vụ cao nhất nước…Lá phiếu của tôi là một vấn đề rất riêng tư giữa chính tôi và thùng phiếu.”

Trong rất nhiều trường hợp như thế này, nhà chính trị đồng ý ngưng sử dụng nhạc của các nghệ sĩ nếu họ cực lực chống đối hay đưa ra một bức thư yêu cầu đình chỉ hay chấm dứt sử dụng. Năm 2012, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng Hòa Paul Ryan đã sử dụng ca khúc của ban nhạc Twisted Sister “We’re Not Gonna Take It” trong các trạm dừng để vận động. Ca sĩ chính Dee Snider đã nhất mức lên án việc ông Ryan sử dụng ca khúc đó.

Trả lời qua email với Politico, một phát ngôn viên của ông Ryan nói “Chúng tôi sẽ Không chơi Bản nhạc đó nữa.”

Ứng viên TT Donald Trump lúng túng trước vấn đề đối ngoại (VOA60)
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:10 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG