Đường dẫn truy cập

Các chuyên gia muốn Trung Quốc và Ấn Độ cứng rắn hơn với Miến Ðiện


Các chuyên gia nói rằng, một đường lối đa phương cho vụ chính phủ quân nhân Miến Điện đàn áp những người hoạt động đòi dân chủ tại nước họ có thể mang lại một giải pháp ôn hòa cho cuộc khủng hoảng chính trị này. Nhưng các chuyên gia này nhấn mạnh rằng, Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước có nhiều ảnh hưởng tại Miến Điện, phải có chủ trương cứng rắn hơn.

Chính phủ Bush đã giữ lập trường cứng rắn khi lên án việc sử dụng bạo lực để đán áp những người hoạt động đòi dân chủ tại Miến Điện trong mấy tuần lễ vừa qua. Các quốc gia Âu Châu và Nhật Bản mới đây cũng đã lên tiếng ủng hộ một tuyên bố của Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Nhưng, Phó trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương, ông Scot Marciel nói rằng, Aán Độ cần phải làm nhiều hơn nữa cho xứng hợp với vị trí của họ trong tư cách là nền dân chủ lớn nhất thế giới.

Thông điệp của Ấn Độ hoan nghênh tuyên bố của Hội Đồng Bảo An đã bị mất ý nghĩa vì những hành động của Ấn Độ như loan báo về việc đầu tư 100 triệu đô la trong một dự án phát triển phương tiện vận chuyển ở miền Tây Miến Điện.

Hôm qua, khi lên tiếng trước một tiểu ban thuộc Ủy Ban Ngoại Vụ Hạ Viện, ông Maeciel đã hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo điều kiện cho một cuộc họp giữa đặc sứ của Liên Hiệp Quốc phụ trách vấn đề Miến Điện, ông Ibrahim Gambari, với người đứng đầu chính phủ quân nhân Miến Điện, nhưng nói rằng, Trung Quốc phải sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy các nhà lãnh đạo Miến Điện phải làm nhiều hơn nữa.

Ông Meaciel nói: "Chúng tôi tin là Trung Quốc có thể và phải làm nhiều hơn nữa, và chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy chính phủ Bắc Kinh làm như vậy."

Ông Marciel nói rằng, Hoa Kỳ muốn được thấy Trung Quốc ủng hộ việc trở lại Miến Điện sớm hơn của đặc sứ Liên Hiệp Quốc cũng như là sử dụng ảnh hưởng của mình với Miến Điện để hối thúc chính phủ nước này phóng thích các tù nhân chính trị.

Ông Jeremy Woodrum thuộc tổ chức nhân quyền có tên là Hoa Kỳ Vận Động Cho Miến Điện, cũng chỉ trích Trung Quốc khi nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay chưa đủ để thúc đẩy Trung Quốc có hành động thật sự.

Ông Woodrum nói: "Chế độ quân nhân nước này đã phá hủy ba ngàn làng tại miền Đông Miến Điện. Và nếu đặt vào khung cảnh một cuộc khủng hoảng được nhiều người biết tới hơn như Darfur thì số làng bị phá hủy đã nhiều gấp đôi số làng bị phá hủy ở Darfur. Chế độ này đã khiến hơn một triệu rưởi người phải rời bỏ nhà cửa chạy đi tị nạn tại nước ngoài hoặc dời cư tới nơi khác trong nước."

Trung Quốc đã giữ lập trường tình hình tại Miến Điện là vấn đề nội bộ của nước này và Bắc Kinh không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước khác. Ông Woodrum đã nhận định về vấn đề này như sau:

"Nhưng sự thật là Trung Quốc đã can thiệp vào nội tình của Miến Điện nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới. Sự ủng hộ đầy thiên vị của Trung Quốc cho chính phủ quân nhân Miến Điện chống lại khát vọng của nhân dân nước này đã kéo dài tình trạng bất ổn thường xuyên tại Miến Điện."

Chính phủ Trung Quốc đã bị nhiều người hoạt động nhân quyền chỉ trích. Những người này đã kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội được tổ chức tại Bắc Kinh vào năm tới, và nói rằng Trung Quốc đã không làm gì nhiều để chặn đứng các vụ sát hại tại Darfur, cũng như là tại Miến Điện hiện nay.

Ông Woodrum thuộc tổ chức Hoa Kỳ Vận Động Cho Miến Điện đã kêu gọi Tổng Thống Bush và các thành viên của Hạ Viện Hoa Kỳ xem xét cẩn thận liệu Hoa Kỳ có nên tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh hay không để gây thêm áp lực thúc đẩy Trung Quốc hành động.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG