Đường dẫn truy cập

Chính phủ Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tự chế


Các giới chức của chính quyền của tổng thống Bush đang khuyến nghị Thổ Nhĩ Kỳ chớ nên có hành động quân sự nhắm vào quân nồi dậy người Kurd tại nước láng giềng Iraq, và Tòa Bạch Ốc dang nỗ lực ngăn chặn một cuộc biểu quyết của Hạ viện về một nghị quyết gây nhiều tranh cãi hiện đang làm chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phẫn nộ.

Washington đang lo rằng những vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ ngang qua biên giới nhắm vào những phần tử nổi dậy sắc tộc Kurd có thể đưa tới một cuộc chiến rộng lớn hơn tại Iraq.

Các đặc sứ Mỹ đã được phái tới Ankara, để kêu gọi chính phủ nước này tự chế. Nhưng công tác của họ lại gặp rắc rối thêm vì phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với một nghị quyết không có tính cách cưỡng hành hiện đang được đem ra bàn thảo tại hạ viện Hoa Kỳ.

Nghị quyết này có liên hệ đến một diên biến đẫm máu năm 1915, một vụ tàn sát hàng loạt người Armenia trong những ngày tàn của đế quốc Ottoman. Bản nghị quyết này nói rằng vụ tàn sát đó mang tính chất của một vụ diệt chủng.

Chính phủ Thổ lý luận rằng không hề có diệt chủng, vì rằng những người Armenia đó đã chết trong một cuộc chiến trong đó cũng có những người Thổ thiệt mạng. Vấn đề này nhạy cảm tại Ankara đến nỗi đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ đã được triệu hồi sau khi bản nghị quyết được ủy ban Ngoại Vụ hạ viện thông qua hôm thứ tư.

Tổng thống Bush đã khuyến nghị giới lãnh đạo hạ viện chớ nên có hành động gì thêm nữa.

Ông nói bản nghị quyết của ủy ban ngoại vụ hạ viện Mỹ không phải là một đáp ứng đúng cách cho những vụ giết người hàng loạt đã được ghi vào sử sách.

Và bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã cảnh báo các nhà làm luật rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể trả đũa bằng cách hạn chế việc Mỹ tiếp cận với những con đường sinh tử mà Hoa Kỳ sử dụng để tiếp tế cho lực lượng Mỹ tại Iraq.

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng việc nước Mỹ sử dụng đường sá và sân bay...tại Thổ Nhĩ Kỳ có phần chắc sẽ gặp khó khăn.

Nhưng chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi lại cương quyết giữ vững lập trường. Trong lần xuất hiện trên chương trình tin tức của đài truyền hình ABC, bà tiên đoán rằng một vụ biểu quyết chung cuộc về nghị quyết này sẽ diễn ra trước khi hạ viện nghỉ họp trong năm nay. Bà nói rằng Hạ viện có một nghĩa vụ phải lên tiếng chống diệt chủng, bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào chuyện này xảy ra.

Bà nói rằng đó là quyết định của hạ viện không có tính cách cưỡng hành. Đó cũng là một nghị quyết do 23 quốc gia khác đưa ra. Hoa Kỳ sẽ là quốc gia thứ 24 làm chuyện này. Đến bây giờ nạn diệt chủng vẫn còn hiện hữu, như chúng ta thấy tại Rwanda, tại Darfur.

Bà Pelosi bác bỏ lý luận cho rằng bây giờ không phải là lúc để nêu lên vấn đề diệt chủng người Armenia. Bà nói rằng những người sống sót sau vụ diệt chủng này đã già yếu lắm rồi, và rằng Hoa Kỳ phải có một lập trường về đạo đức. Sau đó, được hỏi là có phải bà cứ nhất định tiến hành cuộc biểu quyết, cho dù Bộ quốc phòng tin rằng làm như vậy sẽ khiến lực lượng Hoa Kỳ lâm nguy.

Bà nói rằng có những điều liên quan đến đạo đức gây tai hại cho binh sỹ Mỹ, như vụ Abu Ghraib, Guantanamo, tra tấn... Những vấn đề đó gây tai hại cho Hoa Kỳ. Và bà nghĩ rằng binh sỹ Mỹ có lợi khi Hoa Kỳ khẳng định rõ về lập trường trong vụ này, và được các quốc gia khác kính nể hơn.

Lên tiếng trên đài truyền hình tin tức Fox hôm chủ nhật, nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Hòa tại hạ viện đã khuyến nghị chủ tịch hạ viện hãy rút lại bản nghị quyết này. Dân biểu John Boehner nói rằng không ai chối cãi là người Armenia đã chịu thống khổ tới mức cùng cực. Nhưng ông nhấn mạnh rằng điều đã xảy ra từ 90 năm trước hãy để cho các sử gia đánh giá, chứ không phải là công việc của các chính trị gia tại Washington.

Ông cho rằng đem bản nghị thuyết về vụ này này ra trước hạ viện có lẽ là một hành động vô trách nhiệm naht tại quốc hội mới năm nay mà ông từng được chứng kiến.

Ông nói rằng nghị quyết này đã làm cho một nước đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố phẫn nộ, và ông nói thêm là ông không chắc là chủ tịch hạ viện có thu đủ số phiếu ủng hộ để thông qua bản nghị quyết này hay không.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG