Đường dẫn truy cập

Dự luật khí hậu có tác động lớn của Mỹ gây lo ngại về trợ cấp của EU


Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế - Fatih Birol.
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế - Fatih Birol.

Đạo luật giảm lạm phát của Hoa Kỳ (IRA) sẽ thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch hơn và đại diện cho thỏa thuận khí hậu quan trọng nhất kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol nhận xét hôm thứ Ba 17/1.

Giám đốc điều hành IEA Birol phát biểu trước một hội thảo về an ninh năng lượng tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos rằng an ninh năng lượng hiện là động lực lớn nhất của đầu tư về khí hậu, khi các quốc gia tìm cách đảm bảo nguồn cung.

Đặc phái viên về khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry đã phát biểu trước một hội đồng về tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon rằng cách duy nhất để tránh thiệt hại thảm khốc do biến đổi khí hậu gây ra là các chính phủ và các công ty phải chịu chi tiêu nhiều.

“Làm thế nào để chúng ta đạt được điều đó? Bài học mà tôi đã học được trong những năm qua... là tiền, tiền, tiền, tiền, tiền, tiền, tiền”, Đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ Kerry nói về điều cần thiết để thế giới có cơ hội đạt được mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong khi các nước châu Âu hoan nghênh cam kết mới về chuyển đổi năng lượng của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, một số người nói họ lo ngại điều đó có thể gây bất lợi cho các công ty của họ.

“Tôi hiểu tầm quan trọng của Đạo luật từ quan điểm của Hoa Kỳ, nhưng ở khía cạnh khác, tôi cũng cần phải nghĩ về lợi ích của châu Âu”, Jozef Sikela, Bộ trưởng Bộ Công thương Séc, nói tại hội đồng WEF với ông Birol.

Bộ trưởng Sikela cho biết các hộ gia đình và ngành công nghiệp châu Âu đang phải trả chi phí lớn nhất cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, trong khi luật mới của Hoa Kỳ sẽ thu hút các nhà đầu tư và buộc các chính phủ phải cạnh tranh về mức trợ cấp.

Ông nói: “Khi chúng ta bắt đầu phản đối về việc trợ cấp, điều này thật nguy hiểm”, đồng thời nói thêm rằng châu Âu nên vận động hành lang để được miễn trừ khỏi dự luật trị giá 430 tỷ USD mà ông Biden đã ký thành luật vào năm ngoái.

Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu, gây ra bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đã tác động trên khắp Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên, với giá khí đốt năm ngoái cao hơn gần 90% so với năm trước.

Vicki Hollub, giám đốc điều hành của nhà sản xuất dầu mỏ Hoa Kỳ Occidental Petroleum, nói rằng đạo luật của Hoa Kỳ là một trong những dự luật tạo biến chuyển nhiều nhất từng được ký kết.

Nhưng bà chỉ trích các chính phủ châu Âu về việc đánh thuế các công ty nhiên liệu hóa thạch, những công ty cũng đang phát triển năng lượng tái tạo.

Bà nói tại hội thảo rằng các khoản trợ cấp rất quan trọng đối với sự phát triển của các công nghệ mới.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG