Đường dẫn truy cập

Thái Lan, Campuchia tố cáo nhau sử dụng bom chùm


中国人民解放军士兵在北京房山区一座遭洪水袭击村庄清理街道淤泥(7月25日)。
中国人民解放军士兵在北京房山区一座遭洪水袭击村庄清理街道淤泥(7月25日)。

Thái Lan và Campuchia đang tăng cường các nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn xảy ra thêm các vụ giao tranh dọc theo đường biên giới. Nhưng theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, hai nước còn lên án nhau là dùng vũ khí bị cấm chỉ trong các cuộc giao tranh trong mấy ngày vừa qua gần ngôi đền Ấn giáo cổ 900 năm.

Hôm nay, Thái Lan và Campuchia đã cáo buộc nhau là sử dụng bom chùm đã bị quốc tế cấm chỉ.

Trung tâm Hành động Mìn của Campuchia được quốc tế tài trợ cho hay đang điều tra những báo cáo về bom chùm. Quân đội Campuchia nói đạn đại bác là từ phía bên kia biên giới trong lãnh thổ Thái Lan.

Ông Hang Ratana, tổng thư ký của Trung tâm này nói rằng toán điều tra đã được phái đến xã Sa’em, trong tỉnh Preah Vihear. Một toán đã được phái đến để tường trình với dân chúng về những mối nguy hiểm của loại bom này, thường không nổ ngay lúc rớt xuống mà ở lại dưới đất, đề ra một mối nguy lâu dài sau khi xung đột chấm dứt.

Ông Hang nói Trung tâm đã tìm thấy những mảnh còn lại của những quả bom chùm và thấy là chúng rải rác ở một số khu vực. Nhưng tình hình quân sự đã căng thẳng và họ không thể điều tra ở nhiều khu vực.

Chính phủ Thái Lan phủ nhận việc sử dụng bom chùm. Ông Panitan Wattanayagorn là phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan.

Ông Panitan nói: “Quân đội xác nhận với chúng tôi rằng chúng tôi không sử dụng loại vũ khí này. Thứ hai, họ cũng phát hiện những loại vũ khí đó trong khu vực và họ kết luận rằng vũ khí là của Campuchia. Những vỏ đạn bom chùm được phát hiện trong khu vực được bắn đi từ phía Campuchia.”

Cuộc giao tranh mới nhất cũng là cuộc giao tranh nghiêm trọng nhất kể từ năm 2008, là lúc căng thẳng gia tăng sau khi ngôi đền Preah Vihear từ thế kỷ thứ 11 được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Giao tranh đã bộc phát hôm thứ Sáu tuần trước, và đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và mấy chục người bị thương, trong đó có nhiều thương dân. Hàng ngàn dân làng ở cả hai bên biên giới đã bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Quân đội Thái Lan và Campuchia vẫn ở trong tình trạng báo động cao, nhiều dân làng báo cáo lực lượng an ninh đang được tăng cường. Nhưng hôm nay không có tin về cuộc giao tranh mới.

Ngôi đền Preah Vihear hôm nay vẫn đóng cửa không cho công chúng vào. Các giới chức Campuchia đã đi thanh tra địa điểm ngôi đền Ấn giáo, dường như đã bị hư hại nhẹ trong cuộc giao tranh.

Các giới chức UNESCO đã kêu gọi bình tĩnh và cho biết các chuyên gia sẽ được phái đến để đánh giá thiệt hại của ngôi đền. Nhưng Thái Lan phản đối cuộc thanh tra của UNESCO.

Các vị ngoại trưởng của cả hai nước sẽ đến New York vào tuần tới để thảo luận về tình hình tại trụ sở Liên hiệp quốc.

Năm 1962, Tòa án Quốc tế đã phán quyết rằng ngôi đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia, nhưng một con đường quan trọng dẫn đến ngôi đền lại nằm trong khoảnh đất rộng 5 kilomet vuông bên trong lãnh thổ Thái Lan. Hồi tháng 6, Ủy ban Di sản Liên Hiệp Quốc sẽ họp để quyết định về một kế hoạch quản lý ngôi đền.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG