Đường dẫn truy cập

Trung Quốc gửi đặc sứ tới dự cuộc họp của nhóm “Bạn bè Libya” tại Paris


Đặc sứ của Trung Quốc có thứ bậc thấp hơn về mặt ngoại giao so với các tham dự viên khác của cuộc họp, trong đó có Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.
Đặc sứ của Trung Quốc có thứ bậc thấp hơn về mặt ngoại giao so với các tham dự viên khác của cuộc họp, trong đó có Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.

Trung Quốc tham gia cuộc họp hôm nay tại Paris của nhóm “Bạn bè Libya”, mặc dù Bắc Kinh vẫn chưa thừa nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia là chính phủ hợp pháp của nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc xác nhận rằng Bắc Kinh gửi một đặc sứ đến Paris dự cuộc họp thượng đỉnh 60 quốc gia để bàn về tương lai của Libya.

Ông Mã cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Zhai Jun sẽ đại diện chính phủ Trung Quốc tại cuộc họp, trong tư cách một quan sát viên.

Tại cuộc họp, Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia dự trù phác thảo một lộ đồ 18 tháng cho việc thiết lập một hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử.

Đặc sứ của Trung Quốc có thứ bậc thấp hơn về mặt ngoại giao so với các tham dự viên khác của cuộc họp, trong đó có Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Hôm nay, Nga thừa nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia là “thẩm quyền cai trị” của Libya. Thông báo này khiến cho Trung Quốc là nước duy nhất trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chưa chính thức thừa nhận NTC là các nhà lãnh đạo mới của Libya.

Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có lo ngại rằng việc họ chưa thừa nhận NTC sẽ đề ra một vấn đề cho việc Trung Quốc tham gia các nỗ lực tái thiết trong tương lai hay không, ông Mã chỉ nói rằng chính phủ của ông coi NTC là đóng một vai trò “đáng kể” trong việc giải quyết vụ khủng hoảng ở Libya.

Ông Mã nói Trung Quốc vẫn duy trì liên lạc với NTC và sẽ tiếp tục liên lạc để các quan hệ song phương được xúc tiến một cách được ông mô tả là “lành mạnh.”

Khi được hỏi vì sao Trung Quốc chưa thừa nhận NTC, ông Mã không trả lời thẳng vào câu hỏi. Nhưng ông nhiều lần bầy tỏ sự tôn trọng đối với lựa chọn của nhân dân Libya, ngụ ý rằng Bắc Kinh coi sự chuyển tiếp chính trị của Libya còn đang diễn tiến.

Một bài xã luận đăng trên báo China Daily gọi Libya là “một gương xấu cho sự can thiệp của Tây phương vào các nước đang phát triển” và cáo buộc NATO cùng các nước tây phương ủng hộ NATO là đã kéo dài vụ xung đột một cách bất công và bất cẩn.

Một bài xã luận khác đăng trên một nhật báo hàng đầu khác là tờ People’s Daily, hối thúc cộng đồng quốc tế để cho Liên Hiệp Quốc đứng đầu công cuộc tái thiết thời hậu chiến ở Libya. Bài xã luận cũng nói Bắc Kinh sẽ tìm cách bảo vệ các quyền lợi kinh tế của mình ở Libya sau khi ông Moammar Gadhafi bị lật đổ.

Trước đây trong năm, Trung Quốc và Nga đã không bỏ phiếu khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc biểu quyết về một nghị quyết cho phép NATO thực hiện các cuộc oanh kích để bảo vệ thường dân Libya. Nhưng sau đó, Trung Quốc lại kêu gọi ngưng bắn và nói rằng hành động của NATO vượt quá nhiệm quyền Liên Hiệp Quốc.

Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc nói Trung Quốc can dự vào các dự án trị giá tới 20 tỷ đôla ở Libya, trong đó có xây dựng đường sá, nhà cửa và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn thứ nhì trên thế giới và năm ngoái nhận khoảng 3 phần trăm lượng dầu thô nhập từ Libya.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG