SEOUL —
Quân đội Nam Triều Tiên bào chữa cho việc bắn chết một người Nam Triều Tiên định thực hiện một cuộc đào tị hiếm có sang Bắc Triều Tiên hôm thứ hai. Các giới chức quốc phòng nói rằng binh sĩ biên phòng đã không thể xác định người đàn ông 47 tuổi đó là thường dân hay binh lính và người đó đã không đáp ứng nhiều lời cảnh báo. Từ Seoul, thông tín viên Daniel Schearf của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Quân đội Nam Triều Tiên hôm nay chính thức xác nhận một công dân Nam Triều Tiên đã bị giết chết trong lúc tìm cách băng qua một con sông đến Bắc Triều Tiên, rõ ràng là để đào tị.
Hồi chiều thứ hai, các binh sĩ biên phòng Nam Triều Tiên trông thấy người đàn ông đó dùng một chiếc phao bơi trên sông Imjin tiến về hướng ranh giới Bắc Triều Tiên.
Các giới chức quốc phòng nói rằng mặc dù người đó mặc quần áo dân sự, các binh sĩ không thể biết rõ lai lịch của đương sự. Theo lời khai của các binh sĩ, người đàn ông đó đã làm ngơ trước những lời cảnh báo yêu cầu ông ta quay lại.
Khoảng 30 binh sĩ Nam Triều Tiên sau đó đã bắn hàng trăm phát đạn trước khi biết chắc là người đó đã chết.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min Seok cho đài VOA biết rằng việc sử dụng vũ lực gây chết người là chính đáng vì sự nhạy cảm về mặt quân sự của khu vực biên giới được canh phòng cẩn mật.
Ông Kim cho biết Nam và Bắc Triều Tiên đang ở trong tình trạng ngưng bắn và quân đội của hai phía đang đối mặt với nhau trong căng thẳng. Vì vậy khi một người nào đó vi phạm các qui định thì quân đội có thể nổ súng.
Ông Kim nói thêm rằng viên chỉ huy đã ra lệnh cho người đàn ông đó dừng lại vì ông ta có thể là thường dân mà cũng có thể một tay gián điệp hoặc một người Bắc Triều Tiên có vũ trang; nhưng ông ta đã không tuân lệnh, nên viên chỉ huy đã theo đúng các qui định khi ra lệnh nổ súng dựa trên phán đoán của mình.
Sau đó, giới hữu trách biết được người đàn ông đó không có vũ trang và là một công dân Nam Triều Tiên 47 tuổi tên là Nam Yong Ho, dựa trên hộ chiếu Nam Triều Tiên mà ông ta mang theo trên người. Giới hữu trách cũng cho biết ông này hồi đầu năm nay đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản sau khi đơn xin tị nạn chính trị của ông bị bác.
Hiện chưa rõ tại sao ông Nam muốn tị nạn ở Nhật Bản hoặc Bắc Triều Tiên. Các giới chức ở Seoul nói rằng họ đang điều tra vấn đề này.
Người Nam Triều Tiên đào tị sang Bắc Triều Tiên là một việc rất hiếm khi xảy ra và trong hồ sơ hồi gần đây người ta cũng không thấy có vụ nổ súng nào nhắm vào những người tìm cách đào tị.
Vụ vượt biên chót của người miền nam sang miền bắc xảy ra vào năm 2009, khi một người nuôi heo bị cảnh sát truy nã về tội đả thương cắt hàng rào biên giới trốn sang miền bắc để tránh bị truy tố.
Hầu hết những vụ đào tị là từ miền bắc sang miền nam. Các số liệu chính thức cho thấy khoảng 25.000 người Bắc Triều Tiên vượt biên sang Nam Triều Tiên kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953.
Nhưng đại đa số những người Bắc Triều Tiên đào tị là đi qua ngã Trung Quốc, hoặc đôi khi qua biển, vì biên giới trên bộ giữa hai miền Triều Tiên quá nguy hiểm.
Thứ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Baek Seoung Joo đã nhấn mạnh tới điểm này tại cuộc họp báo ngày hôm nay ở Câu lạc bộ báo chí nước ngoài ở Seoul.
Ông Baek nói rằng tình trạng cảnh giác của khu phi quân sự giữà Nam và Bắc Triều Tiên hoàn toàn khác với tình trạng của khu vực biên giới của các nước khác. Ông cho biết họ giám sát những người ra vào khu vực này 24 giờ đồng hồ mỗi ngày, và mỗi khi có người nào muốn vượt biên và không tuân lệnh quay lại thì quân đội có thể nổ súng.
Hai miền Triều Tiên trên lý thuyết vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh. Khu vực trái độn 4 kilo mét giữa đôi bên được rào kín và được gài mìn dày đặc. Và ở mỗi phía có hàng vạn binh sĩ và hàng ngàn khẩu đại bác đang ở trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến.
Tin tức báo chí hôm thứ hai cho biết con gái của một giới chức cảnh sát cao cấp ở Bắc Triều Tiên đã rời khỏi Trung Quốc, nơi cô đang du học, để tới Nam Triều Tiên tị nạn.
Các hãng tin trích lời những nhân vật tranh đấu nhân quyền nói rằng cha của sinh viên 19 tuổi này là một giới chức cấp cao của Bộ Công an phụ trách vấn đề an ninh của thủ đô Bình Nhưỡng.
Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin này. Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên chưa bình luận về việc này.
Quân đội Nam Triều Tiên hôm nay chính thức xác nhận một công dân Nam Triều Tiên đã bị giết chết trong lúc tìm cách băng qua một con sông đến Bắc Triều Tiên, rõ ràng là để đào tị.
Hồi chiều thứ hai, các binh sĩ biên phòng Nam Triều Tiên trông thấy người đàn ông đó dùng một chiếc phao bơi trên sông Imjin tiến về hướng ranh giới Bắc Triều Tiên.
Các giới chức quốc phòng nói rằng mặc dù người đó mặc quần áo dân sự, các binh sĩ không thể biết rõ lai lịch của đương sự. Theo lời khai của các binh sĩ, người đàn ông đó đã làm ngơ trước những lời cảnh báo yêu cầu ông ta quay lại.
Khoảng 30 binh sĩ Nam Triều Tiên sau đó đã bắn hàng trăm phát đạn trước khi biết chắc là người đó đã chết.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min Seok cho đài VOA biết rằng việc sử dụng vũ lực gây chết người là chính đáng vì sự nhạy cảm về mặt quân sự của khu vực biên giới được canh phòng cẩn mật.
Ông Kim cho biết Nam và Bắc Triều Tiên đang ở trong tình trạng ngưng bắn và quân đội của hai phía đang đối mặt với nhau trong căng thẳng. Vì vậy khi một người nào đó vi phạm các qui định thì quân đội có thể nổ súng.
Ông Kim nói thêm rằng viên chỉ huy đã ra lệnh cho người đàn ông đó dừng lại vì ông ta có thể là thường dân mà cũng có thể một tay gián điệp hoặc một người Bắc Triều Tiên có vũ trang; nhưng ông ta đã không tuân lệnh, nên viên chỉ huy đã theo đúng các qui định khi ra lệnh nổ súng dựa trên phán đoán của mình.
Sau đó, giới hữu trách biết được người đàn ông đó không có vũ trang và là một công dân Nam Triều Tiên 47 tuổi tên là Nam Yong Ho, dựa trên hộ chiếu Nam Triều Tiên mà ông ta mang theo trên người. Giới hữu trách cũng cho biết ông này hồi đầu năm nay đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản sau khi đơn xin tị nạn chính trị của ông bị bác.
Hiện chưa rõ tại sao ông Nam muốn tị nạn ở Nhật Bản hoặc Bắc Triều Tiên. Các giới chức ở Seoul nói rằng họ đang điều tra vấn đề này.
Người Nam Triều Tiên đào tị sang Bắc Triều Tiên là một việc rất hiếm khi xảy ra và trong hồ sơ hồi gần đây người ta cũng không thấy có vụ nổ súng nào nhắm vào những người tìm cách đào tị.
Vụ vượt biên chót của người miền nam sang miền bắc xảy ra vào năm 2009, khi một người nuôi heo bị cảnh sát truy nã về tội đả thương cắt hàng rào biên giới trốn sang miền bắc để tránh bị truy tố.
Hầu hết những vụ đào tị là từ miền bắc sang miền nam. Các số liệu chính thức cho thấy khoảng 25.000 người Bắc Triều Tiên vượt biên sang Nam Triều Tiên kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953.
Nhưng đại đa số những người Bắc Triều Tiên đào tị là đi qua ngã Trung Quốc, hoặc đôi khi qua biển, vì biên giới trên bộ giữa hai miền Triều Tiên quá nguy hiểm.
Thứ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Baek Seoung Joo đã nhấn mạnh tới điểm này tại cuộc họp báo ngày hôm nay ở Câu lạc bộ báo chí nước ngoài ở Seoul.
Ông Baek nói rằng tình trạng cảnh giác của khu phi quân sự giữà Nam và Bắc Triều Tiên hoàn toàn khác với tình trạng của khu vực biên giới của các nước khác. Ông cho biết họ giám sát những người ra vào khu vực này 24 giờ đồng hồ mỗi ngày, và mỗi khi có người nào muốn vượt biên và không tuân lệnh quay lại thì quân đội có thể nổ súng.
Hai miền Triều Tiên trên lý thuyết vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh. Khu vực trái độn 4 kilo mét giữa đôi bên được rào kín và được gài mìn dày đặc. Và ở mỗi phía có hàng vạn binh sĩ và hàng ngàn khẩu đại bác đang ở trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến.
Tin tức báo chí hôm thứ hai cho biết con gái của một giới chức cảnh sát cao cấp ở Bắc Triều Tiên đã rời khỏi Trung Quốc, nơi cô đang du học, để tới Nam Triều Tiên tị nạn.
Các hãng tin trích lời những nhân vật tranh đấu nhân quyền nói rằng cha của sinh viên 19 tuổi này là một giới chức cấp cao của Bộ Công an phụ trách vấn đề an ninh của thủ đô Bình Nhưỡng.
Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin này. Truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên chưa bình luận về việc này.