Đường dẫn truy cập

Các nhà khoa học hối thúc Việt Nam bảo vệ loài rùa hiếm


Theo các nghiên cứu thì rùa tai đỏ là giống sinh vật ngoại lai có hại, và chúng ăn tạp, từ rong rêu, sên ốc cho đến cây cỏ
Theo các nghiên cứu thì rùa tai đỏ là giống sinh vật ngoại lai có hại, và chúng ăn tạp, từ rong rêu, sên ốc cho đến cây cỏ

Các nhà khoa học Việt Nam đã hối thúc giới hữu trách ở Hà Nội loại trừ loài rùa đỏ đang đe dọa con rùa hiếm mà Việt Nam gọi là cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm.

Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, được cho là đã 300 tuổi, là một loài rùa hiếm và đã trở thành huyền thoại ở Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây hàng chục con rùa tai đỏ đã xâm nhập vào hồ này và khiến cho các nhà khoa học lo ngại.

Theo Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam thì nếu không có biện pháp kịp thời, rùa tai đỏ có thể sẽ “thống lĩnh” hồ Hoàn Kiếm.

Theo các nghiên cứu thì rùa tai đỏ là giống sinh vật ngoại lai có hại, và chúng ăn tạp, từ rong rêu, sên ốc cho đến cây cỏ và ảnh hưởng tới môi trường sống của “cụ” Rùa.

Giáo sư Huỳnh nói rằng “đây là điều không thể chấp nhận được, nhất là trong một môi trường tâm linh như hồ Hoàn Kiếm”.

Ông Huỳnh cho biết đã nhiều lần lên tiếng, đề nghị thành phố có biện pháp xử lý loại rùa này.

Bản tin hôm thứ Ba của hãng thông tấn Đức cũng trích lời Phó Giáo sư Hà Đình Đức, nhà nghiên cứu Rùa hồ Hoàn Kiếm, nói rằng giới hữu trách Hà Nội cần phải có kế hoạch tiêu hủy loài rùa đỏ vì nếu không có biện pháp giải quyết ngay, để lâu dài, rùa tai đỏ sẽ ăn hết tảo, nghĩa là ăn hết màu xanh đặc hữu của hồ Gươm. Thậm chí, chúng sẽ gặm cả mai cụ Rùa vì cụ Rùa là loài mai mềm.

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh cho rằng trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, rùa tai đỏ rất dễ phát tán ra các môi trường khác nhau. Chúng cũng thích nghi với điều kiện mới rất nhanh, sinh sôi nảy nở và sống dai.

Nguồn: DPA, Dan Tri

VOA Express

XS
SM
MD
LG