Đường dẫn truy cập

Việt Nam dự toán kinh phí bầu cử 2021 tăng 2,6 lần so với năm 2016


Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Việt Nam trình bày báo cáo trước Quốc hội, 25/3/2021. Photo VOV
Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Việt Nam trình bày báo cáo trước Quốc hội, 25/3/2021. Photo VOV

Hôm 25/3, Quốc hội Việt Nam cho biết các địa phương đã dự toán kinh phí kỳ bầu cử 2021 tăng 2,6 lần so với kỳ bầu cử 2016, với số tiền lên đến gần 4 ngàn tỷ đồng. Giới hoạt động cho rằng với các kỳ bầu cử thiếu tính dân chủ ở Việt Nam thì đây là một sự lãng phí rất lớn.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia nói rằng dự toán kinh phí của các địa phương xây dựng tương đối lớn, nhu cầu kinh phí bầu cử của các địa phương năm 2021 tăng 2,6 lần so với tổng kinh phí ngân sách trung ương đã phân bổ phục vụ công tác bầu cử năm 2016.

“Cụ thể, năm 2016 phân bổ khoảng 1.444 tỷ đồng; số quyết toán ngân sách trung ương năm 2016 là khoảng 1.373 tỷ đồng, trong đó của các địa phương quyết toán là 1.336 tỷ đồng; các bộ, cơ quan trung ương khoảng 36 tỷ đồng,” trang Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phúc nói.

Việt Nam tiết lộ danh tính ứng viên ‘Tam trụ’
please wait

No media source currently available

0:00 0:00:47 0:00

Như vậy, nếu dự trù tăng 2,6 lần so với con số phân bổ năm 2016 thì kinh phí cho kỳ bầu cử 2021 sẽ là 3.754 tỷ đồng.

Ông Phúc tiết lộ con số tăng 2,6 lần này sau khi tổng kết dự toán từ 51/63 ủy ban bầu cử các tỉnh, thành và 2 cơ quan trung ương.

Nhưng nếu như tổng kết dự toán đầy đủ từ 63 ủy ban bầu cử địa phương và 7 cơ quan trung ương có tham gia tổ chức, điều hành cuộc bầu cử này, bao gồm cả Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, thì kinh phí dự trù còn lớn hơn nhiều.

Quyết định cấp kinh phí đợt 1 cho cuộc bầu cử 2021. Photo Chinhphu
Quyết định cấp kinh phí đợt 1 cho cuộc bầu cử 2021. Photo Chinhphu

Trước đó, vào ngày 24/2/2021, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định cấp kinh phí đợt 1 cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp vào ngày 23/5 sắp tới với số tiền hơn 733 tỷ đồng, trong đó hơn 17 tỷ đồng cấp cho các bộ và cơ quan trung ương.

Nhận định về việc chính quyền dùng ngân sách nhà nước để tổ chức kỳ bầu cử, nhà hoạt động Trầng Bang ở Hà Nội nói với VOA:

“Về nhân sự thì Đảng đã sắp xếp hết rồi. Bầu những người không theo ý Đảng quy hoạch thì không bao giờ trúng cử được.

“Theo tôi như vậy thì không cần bầu cử nữa. Như vậy rất lãng phí, tốn lắm! Gần 4 ngàn tỷ của dân thì vô cùng lãng phí.”

Các nhà hoạt động đồng thời là các ứng cử viên độc lâp cho VOA biết rằng với nền dân chủ thiếu minh bạch, và cử tri quen với lệ “Đảng cử dân bầu” hay không có mặt của quan sát viên quốc tế, việc bầu cử ở Việt Nam chỉ làm tiêu phí tiền thuế của người dân.

Hôm 25/3, ông Phúc cho biết tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội là 1.084 người, trong đó có 205 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu, 803 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu, và 76 người tự ứng cử.

Truyền thông Việt Nam cho biết ở Hà Nội có 30 người và ở thành phố Hồ Chí Minh có 22 người tự ứng cử ĐBQH khóa XV.

Giới hoạt động dự báo rằng những người tự ứng cử sẽ rất khó có cơ hội lọt vào một trong 500 ghế ở Quốc hội, dù Đảng Cộng sản hô hào cho phép đến 10% ứng cử viên ngoài Đảng tham gia.

VOA Express

XS
SM
MD
LG