Đường dẫn truy cập

Người tự ứng cử ĐBQH bác bỏ ý kiến ‘rộng cửa’ của Mặt trận Tổ quốc


Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV.
Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV.

Một vài người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV nói với VOA rằng họ gặp nhiều trở ngại với chính quyền khi nộp nhận hồ sơ, chưa kể các cuộc sàng lọc có chủ ý của Đảng Cộng sản tại các cuộc hiệp thương sắp tới. Đồng thời họ cũng bác bỏ ý kiến của lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng “cánh cửa rộng mở” cho người tự ứng cử.

Thậm chí ngay cả khi chưa tiếp nhận hồ sơ của người ứng cử, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp khắp đất nước do Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo và cả Uỷ ban Bầu cử quốc gia đã ra tuyên bố về số lượng người ra ứng cử, thành phần ứng cử... thông qua cái gọi là “cơ cấu” từ hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.

Vào ngày 4/2, tại hội nghị hiệp thương đó, Trung ương MTTQ Việt Nam đã đồng ý với việc cơ cấu 1.076 người được phân bổ giới thiệu ứng cử. Ngày 3/3, Uỷ ban Bầu cử Quốc gia đã đồng ý với con số cơ cấu này để bầu ra 500 đại biểu vào ngày tổng tuyển cử 23/5 sắp tới.

Quốc hội cần người ngoài đảng ‘để tránh mang tiếng độc quyền’?
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:04 0:00

Tuy chưa đến ngày hết hạn nộp hồ sơ ứng cử, từ ngày 22/2 đến 14/3, nhưng từ tháng 2 MTTQ cũng chốt luôn con số người đắc cử do Trung ương giới thiệu là 207 người, số đại biểu địa phương đắc cử là 293 người, trong tổng cộng 500 ghế của Quốc hội.

Hơn nữa, một số địa phương như Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Yên Bái, Tuyên Quang... đã tuyên bố “cơ cấu” luôn số người tự ứng cử. Điển hình như Tp. Hồ Chí Minh nói đã “cơ cấu” 2 người tự ứng cử, tuy nhiên đến 9/3, ủy ban bầu cử thành phố loan báo có 4 người tự ứng cử đã nộp đơn.

Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống cho VOA biết ông vừa nộp hồ sơ tự ứng cử ĐBQH sau 6 lần bị yêu cầu chỉnh sửa và nộp lại, và hiện ông đang chờ cuộc họp thăm dò cử tri nơi cư trú.

“Đây được xem như một việc để thử thách lòng kiên nhẫn. Thành ra cái hồ sơ của tôi phải làm đi làm lại đến lần này là lần thứ 7. Phải nói rằng rất vất vả”.

Cái hồ sơ của tôi phải làm đi làm lại đến lần này là lần thứ 7. Phải nói rằng rất vất vả.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Nhận định về phát biểu hôm 1/3 của ông Hầu A Lềnh, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc “rộng cửa” cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội, giáo sư Nguyễn Đình Cống nói:

“Cái tư tưởng, quan niệm và ý thức của MTTQ mà nói rằng có một cánh cửa như vậy là sai. Phải xóa bỏ vì không có một cánh cửa nào cả. Đó là tư tưởng độc quyền của MTTQ, đó là tư tưởng ta có quyền mở cho ai thì người đó vào, muốn rộng thì rộng, muốn hẹp thì hẹp. Quan niệm này rất sai, mà nên không có một cánh cửa nào hết”.

Vị giáo sư 84 tuổi, người ra tuyên bố bỏ Đảng vào năm 2016, cho biết ông tự ứng cử lần này để “hưởng ứng chủ trương đưa 50 người ngoài Đảng vào Quốc hội”.

Trước đó, Nghị quyết 1185 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 1/2021 đã dự kiến tỷ lệ người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH là từ 5 đến 10%, tức tối đa 50 người.

Cũng từ Hà Nội, ông Lê Văn Dũng, một ứng cử viên độc lập, chia sẻ những khó khăn với VOA:

“Tôi nhận ra rằng để vượt qua được các vòng hiệp thương hay qua mấy vòng của các cơ quan nhà nước, MTTQ cấp phường, quận, thành phố...Họ hiệp thương rồi đấu tố và gạch tên ra”.

Họ đã cản trở chúng tôi ngay từ khi chúng tôi nộp hồ sơ.
Cử tri Lê Văn Dũng

“Chúng tôi dự đoán rằng có thể cũng khó vào vòng hiệp thương thứ nhì khi mà chính quyền địa phương tổ chức đấu tố. Họ đã cản trở chúng tôi ngay từ khi chúng tôi nộp hồ sơ. Có 4 hồ sơ cần xác nhận mà ở phường họ đã cản trở rồi!”

Ông Lê Trọng Hùng, một ứng viên độc lập khác ở Hà Nội, nêu nhận định về việc cơ cấu của MTTQ tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất:

“Cái hội nghị hiệp thương đó vi hiến vì trong Hiến pháp không cho phép một tổ chức nào cơ cấu cho ĐBQH, mà đó là sự lựa chọn của cử tri. MTTQ cơ cấu như vậy tức là họ đã sắp đặt người của họ vào trong đấy”.

Cái hội nghị hiệp thương đó vi hiến vì trong Hiến pháp không cho phép một tổ chức nào cơ cấu cho ĐBQH, mà đó là sự lựa chọn của cử tri.
Cử tri Lê Trọng Hùng

“Họ nói rằng cơ hội cho ứng cử viên tự do là ‘rộng mở’ là cách tuyên truyền mị dân. Thực ra, cơ hội dành cho các ứng cử viên độc lập là rất ít”.

“Họ ép tôi cạo sửa hồ sơ của mình theo ý của họ. Đây là thông lệ từ nhiều năm nay, nhưng thực chất đó là sự đàn áp đối với những ứng cử viên tự do”.

Truyền thông trong nước dẫn lời ông Hầu A Lềnh cho biết để trở thành ĐBQH trước hết mỗi ứng cử viên “phải tôn trọng các tiêu chuẩn được quy định trong các văn bản pháp luật”, đồng thời “phải thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức”.

Cũng theo ông Lềnh, quyền tự ứng cử “không bị hạn chế”, và rằng “người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đều có quyền lợi như nhau và các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ tham gia”.

Bộ chính trị giới thiệu ứng cử các chức danh còn lại trong ‘tứ trụ’
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:53 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG