Đường dẫn truy cập

Việt Nam ‘cam kết thúc đẩy quyền con người’ trong phòng dịch COVID-19


Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Geneva, phát biểu tại phiên khai mạc khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, 30-06-2020. Photo: UN WebTV
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Geneva, phát biểu tại phiên khai mạc khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, 30-06-2020. Photo: UN WebTV

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vừa lên tiếng rằng Việt Nam “cam kết đảm bảo thúc đẩy quyền con người” trong phòng chống dịch Covid-19.

Phát biểu như trên của Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Geneva, đưa ra hôm 01/07, sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) lên tiếng báo động về tình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt trong mùa dịch Covid-19 ở 12 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Tại phiên khai mạc khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 01/07, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu:

“Việt Nam đã thực hiện các biện pháp phối hợp, ưu tiên bảo vệ sinh mạng người dân, đảm bảo quyền tiếp cận y tế, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương”.

“Chúng tôi tái khẳng định bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”, bà Mai nhấn mạnh.

Truyền thông Việt Nam cho biết Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh đến kết quả của Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh, “ổn định kinh tế - xã hội, trật tự công cộng,” cũng như chính sách hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, nhằm “bảo vệ các quyền con người”.

Trước đó, hôm 29/6, LHQ vừa công bố một bức thư mà hai Báo cáo viên Đặc biệt của họ gửi cho Chính phủ Việt Nam ngày 30/4/2020 về các hành vi hăm doạ, sách nhiễu và đàn áp nhiều người khi có ý định hoặc đã tham gia một hội nghị quốc tế ở Thái Lan có sự hiện diện của giới chức LHQ.

Báo cáo viên LHQ yêu cầu VN giải trình ‘sách nhiễu’ tự do tôn giáo
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:20 0:00

Bức thư yêu cầu Việt Nam trả lời về các hành vi “hăm doạ, sách nhiễu, cấm xuất cảnh, theo dõi và sử dụng bạo lực đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân quyền vì họ tìm cách tham gia hoặc đã tham gia hội nghị quốc tế về tự do tôn giáo hay đức tin khu vực Đông Nam Á năm 2019, diễn ra tại Bangkok (Thái Lan)”.

Các trường hợp được nêu trong bức thư của các Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ bao gồm các tín đồ Cao Đài đã bị ngăn cản không cho tham dự hội nghị và các giáo dân thuộc Giáo xứ Cồn Dầu đã bị chặn tại sân bay Đà Nẵng khi họ trở về từ Thái Lan.

Tương tự, vào ngày 3/6, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) lên tiếng báo động về tình trạng vi phạm quyền tự do biểu đạt trong mùa dịch Covid-19 ở 12 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Bà Michelle Bachelet, lãnh đạo Văn phòng OHCHR, cho biết trong một thông cáo rằng các quốc gia này đã gia tăng việc bắt bớ người dân một cách tùy tiện khi họ lên tiếng chỉ trích chính phủ, hoặc chia sẻ thông tin, quan điểm cá nhân về đại dịch, với cáo buộc là loan truyền “thông tin sai lệch” trên mạng xã hội.

“Kể từ khi bắt đầu đại dịch, nhà chức trách ở Việt Nam loan báo có hơn 600 người dùng Facebook đã bị triệu tập, thẩm vấn liên quan đến việc chia sẻ thông tin về dịch bệnh trên mạng xã hội. Nhiều người trong số họ đã bị xử phạt hành chính và nhiều bài viết đã bị xóa”, thông cáo viết.

Tổ chức quốc tế: VN chớ lợi dụng COVID để vi phạm nhân quyền
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:14 0:00

Vào đầu tháng 5/2020, Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) và Hội đồng luật sư Geneva (GBA) cũng lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam lợi dụng những biện pháp cách ly dịch bệnh Covid-19 hà khắc, đã thẩm vấn, và tịch thu hộ chiếu cùng tài sản của nhà hoạt động nhân quyền Trương Thị Hà ở Hà Nội.

VOA Express

XS
SM
MD
LG