Đường dẫn truy cập

Việt Nam gia nhập khu vực tự do mậu dịch do Nga dẫn đầu


Tư liệu - Thủ tướng Nga ông Dmitry Medvedev bắt tay với người đồng cấp bên phía Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng tại Burbabai, Kazakhstan, ngày 29 tháng 05 năm 2015, sau khi Việt Nam kí thoả thuận hợp tác với khối EEU.
Tư liệu - Thủ tướng Nga ông Dmitry Medvedev bắt tay với người đồng cấp bên phía Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng tại Burbabai, Kazakhstan, ngày 29 tháng 05 năm 2015, sau khi Việt Nam kí thoả thuận hợp tác với khối EEU.

Các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU) bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan – sẽ được bán hàng sang Việt Nam trên căn bản ưu đãi, theo thỏa thuận tự do mậu dịch bao gồm hơn 90% tất cả các mặt hàng trao đổi giữa EEU và Việt Nam.

Thỏa thuận này sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu EEU tiết kiệm được khoảng từ 40 đến 46 triệu đô la trong năm đầu tiên. Các công ty Việt Nam có thể kỳ vọng tiết kiệm được từ 5 triệu đến 10 triệu đô la một năm.

Với thỏa thuận này, Hà Nội hy vọng sẽ gia tăng đáng kể lượng hàng hóa bán ra nước ngoài. Trao đổi thương mại Việt-Nga dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi, lên đến 10 tỉ đô la vào năm 2020.

Hàng xuất khẩu chính của Nga sang Việt Nam gồm có lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu khoáng sản, dầu mỏ và các phó sản, phân bón. Những sản phẩm Nga nhập của Việt Nam gồm có máy móc và sản phẩm dệt may.

Theo những điều khoản của thỏa thuận, các nhà sản xuất xe của Nga như GAZ, Kamaz và Sollers sẽ được phép thành lập những công ty liên doanh để sản xuất các loại xe, bao gồm cả xe buýt và xe tải. Tỉ lệ nội địa hoá sẽ đạt đến mức từ 40% đến 50% trong thập niên tới.

Việt Nam ký thỏa thuận mậu dịch tự do với EEU vào năm 2015, trở thành quốc gia đầu tiên không thuộc khu vực này gia nhập khối.

Hơn 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Israel và Iran đã tỏ ý muốn có một thỏa thuận tự do mậu dịch với khối này.

VOA Express

XS
SM
MD
LG