Đường dẫn truy cập

UNICEF cảnh báo ảnh hưởng chiến tranh đối với trẻ em Syria


Trẻ em Syria ngồi cạnh đồ đạc trong khi chờ đợi để được sơ tán từ một khu vực bị bao vây trong thành phố Homs, tháng 2, 2014.
Trẻ em Syria ngồi cạnh đồ đạc trong khi chờ đợi để được sơ tán từ một khu vực bị bao vây trong thành phố Homs, tháng 2, 2014.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF kêu gọi chú ý đến hậu quả của 3 năm chiến tranh đối với trẻ em Syria. Họ nói rằng vụ khủng hoảng này “gây nhiều thiệt hại nhất cho trẻ em trong lịch sử hiện đại tại vùng này.”

Trong một phúc trình được công bố ngày hôm nay, UNICEF cho biết có 5,5 triệu trẻ em Syria cần được giúp đỡ hiện nay vì chiến tranh - con số này đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua.

Liên hiệp quốc ước tính có ít nhất 10.000 trẻ em thiệt mạng kể từ tháng 3 năm 2011, và nhiều em khác phải rời khỏi nước và sống trong các trại tị nạn vẫn còn lo sợ bị oanh kích, bị bắt cóc hay bị giết.

UNICEF nhấn mạnh đến sự tổn hại tâm lý và những tổn hại khác do chiến tranh gây ra cho trẻ em.

Bà Jane MacPhail, một chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF làm việc với các người tị nạn tại Jordan nói nhiều trẻ em Syria “trong tình trạng phải vật lộn để sống còn” và “quên đi những phản ứng cảm xúc và xã hội bình thường” về những điều các em này chứng kiến.

Phúc trình cho biết thêm là hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng có nguy cơ trở thành một “thế hệ lạc lõng.”

Phúc trình nêu lên các trẻ em gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, cả trong số những em bị buộc phải rời khỏi nhà cửa và những em vẫn còn sống trong khu vực nơi các trường học bị hư hại, bị phá hủy hay bị các chiến binh chiếm đóng.

UNICEF nói một nửa các em trong tuổi đi học không thể đến trường thường xuyên và khoảng 1 trong số 5 trường học không thể sử dụng được.

Một nguy cơ to lớn khác trẻ em Syria phải đối mặt là thiếu chăm sóc sức khỏe thích ứng. Phúc trình cho biết có khoảng 60% các bệnh viện Syria bị hư hỏng hay bị phá hủy.

Hầu quả là con số trẻ em bị viêm phổi và tiêu chảy cũng như dễ bị lây nhiễm những chúng bệnh như bệnh sởi ngày càng gia tăng.

Năm ngoái Liên hiệp quốc bắt đầu một chiến dịch chủng ngừa rộng lớn kéo dài nhiều tháng sau khi bệnh bại liệt bùng phát lần đầu tiên kể từ năm 1999.

UNICEF nói nhiều trẻ em rời kgỏi Syria đến vùng biên giới cũng bị suy dinh dưỡng.

UNICEF kêy gọi thi hành một số bước để giúp ngăn chận cuộc khủng hoảng. Những bước này gồm có chấm dứt bạo động, tăng gia việc tiếp xúc với các trẻ em tại những vùng bị bao vây hay khó đến được, tài trợ thêm cho viêc hỗ trợ về tâm lý và việïn trợ để giúp cung cấp dịch vụ tại những nước đón nhận người tị nạn Syria.

Chiến tranh tại Syria tiếp tục dù có những nỗ lực quốc tế tìm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng. Hai vòng đàm phán tại Geneva giữa chính phủ Syria và phe nổi dậy cố lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad đạt được ít tiến bộ, nhưng những người đang nỗ lực diều giải cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm một thỏa thuận.

Liên hiệp quốc ước lượng tổng cộng số người thiệt mạng trong cuộc chiến lên quá 100.000 người với 6,5 triêïu người sơ tán bên trong Syria và gần 2,5 triệu người tị nạn tại các nước láng giềng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG