Đường dẫn truy cập

Liên Hiệp Quốc đòi điều tra vi phạm nhân quyền tại Miến Điện


Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Tomas Ojea Quintana nói ông đã gặp nhiều người tỵ nạn Miến Điện và câu chuyên của họ phản ánh những thảm kịch do chính quyền gây ra
Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Tomas Ojea Quintana nói ông đã gặp nhiều người tỵ nạn Miến Điện và câu chuyên của họ phản ánh những thảm kịch do chính quyền gây ra

Một chuyên viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc yêu cầu gửi một ủy ban độc lập đến Miến Điện để điều tra những vụ vi phạm nhân quyền thô bạo. Chuyên viên này gọi tình trạng đàn áp tại đây ngày càng mạnh.

Ông Tomas Ojea Quintana, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nói rằng hy vọng Miến Điện có thể chuyển đổi sang chế độ dân chủ nhờ cuộc bầu cử Quốc hồi năm ngoái đã không thành hiện thực.

Ông nói các đảng đối lập và thành phần sắc tộc thiểu số không được tham gia chính trị, cảnh báo rằng chuyển đổi không đầy đủ sẽ không mang lại ổn định cho Miến Điện.

Ông nói các nhà cai trị tại Miến Điện phải nhanh chóng giải quyết các vi phạm nhân quyền rộng khắp và có hệ thống.

Ông nói chính quyền phải đi kèm những lời rêu rao tiến đến dân chủ bằng cách gửi đi những tín hiệu cho thấy chính quyền sẽ không giống như trước đây:

“Một trong các tín hiệu mạnh mẽ là trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm. Việc thả bà Aung San Suu Kyi vào tháng 11 năm ngoái là một tín hiệu tốt, và phải được tiếp theo bằng việc trả tự do vô điều kiện cho tất cả những người bị tù chỉ vì hành sử những quyền cơ bản của mình.”

Báo cáo viên đặc biệt Quintana nói rằng chính quyền Miến Điện cần phải nhanh chóng đối mặt với sự thật, công lý và tinh thần trách nhiệm.

Do đó, ông nhắc lại yêu cầu cần có một cuộc điều tra độc lập , vô tư và khả tín về những vi phạm.

Ông cho biết trong chuyến đi mới đây, ông đã gặp nhiều người tỵ nạn Miến Điện và câu chuyên của họ phản ánh những thảm kịch do chính quyền gây ra:

“Những người này chịu đựng nhiều đau khổ đến cùng lúc, gồm có lao động cưỡng bách, hành quyết tùy tiện, bạo hành vì giới tính, mất đất và mất tài sản, thuế nặng và tùy tiện, kỳ thị tôn giáo và sắc tộc, giam giữ độc đoán, bị tước đoạt các quyền kinh tế , xã hội và văn hóa.”

Đại diện của Miến Điện tại Hội đồng Nhân quyền đã lên án phúc trình này. Ông cho rằng phúc trình không phản ánh đúng thực trạng nước ông.

Ông không đồng ý việc báo cáo viên phê phán cuộc bầu cử năm ngoái, nói rằng cuộc bầu cử đó tự do và việc chuyển đổi sang chế độ dân chủ vẫn tiếp tục bình thường.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG