Đường dẫn truy cập

Trung Quốc dùng rocket ngăn người nhái Việt?


Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, đứng bên bức ảnh vệ tinh cho thấy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên bãi đá Chữ thập, tháng Chín năm 2015.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, đứng bên bức ảnh vệ tinh cho thấy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên bãi đá Chữ thập, tháng Chín năm 2015.

Hai ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Trung Quốc thông báo đã lắp đặt các bệ phóng rocket trên một bãi cạn ở Biển Đông nhằm ngăn chặn sự tiếp cận của người nhái Việt Nam.

Reuters dẫn lại tin của tờ Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc đưa tin hôm 17/5 rằng bệ phóng rocket Norinco CS/AR-1 55 mm có khả năng phát hiện, nhận diện và tấn công người nhái của kẻ thù đã được lắp đặt trên Bãi đá Chữ thập ở Trường Sa.

Bắc Kinh kiểm soát bãi cạn này, nhưng Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Tờ báo không nói là hệ thống phòng thủ trên được lắp đặt khi nào, nhưng đưa tin rằng đó là một động thái đáp trả kể từ tháng Năm năm 2014, khi người nhái Việt Nam giăng một số lượng lớn lưới đánh bắt cá ở Hoàng Sa.

Một chiếc máy bay dân dụng của Trung Quốc đáp xuống một đường băng xây trên bãi đá Chữ Thập ở Biển Đông tháng Một năm ngoái.
Một chiếc máy bay dân dụng của Trung Quốc đáp xuống một đường băng xây trên bãi đá Chữ Thập ở Biển Đông tháng Một năm ngoái.

Trả lời VOA tiếng Việt, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về Biển Đông, nói rằng sự việc cho thấy, từ năm 1974 tới nay, khi xảy ra trận hải chiến ở Hoàng Sa, “Trung Quốc không hề thay đổi”.

Họ muốn chiếm bằng được những đảo đá ở Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Họ cho đó là quyền lợi cốt lõi của họ. Nếu mà thế giới cứ ứng xử như từ trước tới nay, thì Trung Quốc nó vẫn tiếp tục như thế. Việt Nam cũng chuẩn bị cách đối phó, nhưng là một nước bên cạnh mà nhỏ thì cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hiện nay Trung Quốc chỉ có ngại có Mỹ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói.

Ông nói thêm: “Họ muốn chiếm bằng được những đảo đá ở Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Họ cho đó là quyền lợi cốt lõi của họ. Nếu mà thế giới cứ ứng xử như từ trước tới nay, thì Trung Quốc nó vẫn tiếp tục như thế. Việt Nam cũng chuẩn bị cách đối phó, nhưng là một nước bên cạnh mà nhỏ thì cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Hiện nay Trung Quốc chỉ có ngại có Mỹ”.

Lâu nay, chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới tuyên bố rằng họ có quyền xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo mà nước này kiểm soát ở Biển Đông, và việc đó sẽ chỉ giới hạn cho mục đích phòng thủ.

Tuy nhiên, việc quân sự hóa này đã vấp phải chỉ trích của các nước cũng có tranh chấp như Việt Nam hay quốc gia không tuyên bố chủ quyền như Mỹ.

Hà Nội chưa có tuyên bố nào về thông tin trên, nhưng nhiều tờ báo trong nước viết rằng Trung Quốc “ngang nhiên lắp đặt” hay “triển khai trái phép bệ phóng rocket” ở “Trường Sa của Việt Nam”.

Tin lắp bệ phóng rocket của Trung Quốc được đăng tải hai ngày sau chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.
Tin lắp bệ phóng rocket của Trung Quốc được đăng tải hai ngày sau chuyến công du Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.

Tin của truyền thông Trung Quốc được đăng tải hai ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đại Quang. Tin cho hay, ngày 11/5, Bắc Kinh đã bắn nhiều phát đại bác để chào đón nguyên thủ Việt Nam.

Trong chuyến công du để tham dự hội nghị thượng đỉnh về Con đường Tơ lụa mới, ông Quang đã gặp nhiều quan chức cấp cao của quốc gia chủ nhà, và Hà Nội và Bắc Kinh cùng cam kết "kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông".

‘Giải cứu heo’ trong nghị trình cấp cao Việt – Trung

Việt Nam, Trung Quốc sẽ 'củng cố tình đồng chí'

Hồi tháng Tám năm ngoái, Reuters đưa tin rằng Việt Nam đã “âm thầm” đưa ra Trường Sa các giàn pháo di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc gần đó.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó lên tiếng nói rằng đó là thông tin “không chính xác”, nhưng không giải thích thêm.

Người Philippines và Việt Nam trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Manila.
Người Philippines và Việt Nam trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Manila.

Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới Biển Đông, hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 14 về thực thi Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông sẽ được tiến hành vào ngày 18/5 tới tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho biết rằng quan chức ngoại giao cấp cao các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân sẽ tham dự hội nghị nhằm “thúc đẩy hợp tác thực tế trên biển và các vấn đề liên quan đến đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”.

Trung Quốc dùng rocket ngăn người nhái Việt?
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:21 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG