Đường dẫn truy cập

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ quyết định về hôn nhân đồng tính


Kashmiri farmers work in paddy fields at Bandipora, north of Srinagar, India.
Kashmiri farmers work in paddy fields at Bandipora, north of Srinagar, India.
please wait

No media source currently available

0:00 0:09:37 0:00
Tải xuống
Một vài tiểu bang trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên chính phủ liên bang không công nhận những cuộc hôn nhân này. Một phụ nữ 83 tuổi tên là Idie Windsor đang nỗ lực thay đổi việc này bằng cách kiện lên Tối cao Pháp viện Mỹ. Trong chuyên mục Câu chuyện nước Mỹ tuần này, mời quý thính giả theo dõi vấn đề hôn nhân đồng tính qua bài viết của Thông tín viên Kelly Jean Kelly.

Bà Edie Windsor và vợ là bà Thea Spyer, sống với nhau 42 năm. Hai người kết hôn vào năm 2007 tại Canada, quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính. Bà Windson và bà Spyer có một căn phòng trong một cao ốc và một ngôi nhà tại New York. Khi bà Spyer chết cách đây vài năm, bà Windsor nhận được tài sản chung của hai người. Tuy nhiên bà phải trả khoảng 360.000 đô la tiền thuế.

Những cặp vợ chồng khác giới tính không phải trả tiền thuế thừa hưởng tài sản nếu vợ hay chồng qua đời. Tuy nhiên theo luật liên bang chính phủ xem bà Edie Windsor và bà Thea Spyer chỉ là bạn bè.

Bà Windsor nói luật này không công bằng.

“Tôi trông đợi ngày mà chính phủ liên bang công nhận hôn nhân của tất cả người Mỹ. Tôi hy vọng việc này xảy ra trong đời tôi.”

Vào ngày 7 tháng 12 năm ngoái, Tối cao Pháp viện đồng ý cứu xét vụ này. Các tòa án cấp dưới đồng tình với bà Windsor. Các tòa này nói luật liên bang định nghĩa hôn nhân là chỉ giữa một người nam với một người nữ là vi hiến. Luật này được gọi là Luật Bảo vệ Hôn nhân hay còn gọi tắt là DOMA- được Quốc hội thông qua và cựu Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào năm 1996.

Cử tri tại một số tiểu bang cũng chọn đưa DOMA vào luật tiểu bang hay vào hiến pháp tiểu bang. Thượng nghị sĩ Dân chủ Diane Feinstein thuộc bang California chỉ trích luật này.

“Những cặp đồng tính sống cuộc sống như các cặp vợ chồng khác. Họ chia sẻ những chi tiêu tài chánh, cùng nhau nuôi con, chăm sóc nhau lúc đau yếu cũng như lúc khỏe mạnh.”

Vào năm 2011, Tổng thống Obama chỉ thị các luật sư chính phủ chấm dứt bênh vực luật DOMA trước tòa. Trước đây trong năm 2012 ông trở thành Tổng thống đầu tiên ủng hộ hôn nhân đồng tính, ông nói với đài ABC:

“Tôi nghĩ những cặp đồng tính nên được phép kết hôn với nhau.”

Tuy nhiên những người ủng hộ DOMA trong Hạ viện đã chỉ định luật sư để bảo vệ luật này trước Tối cao Pháp viện. Ông Steve King, dân biểu Cộng hòa bang Iowa nói:

“Tất cả những kinh nghiệm của con người chỉ ra rằng một mối liên hệ cam kết giữa một người nam và một người nữ là cốt lõi của xã hội.”

Tối cao Pháp viện đã đồng ý xem xét một trường hợp hôn nhân đồng tính tại California. Cử tri ở bang này lúc đầu đồng ý những cặp đồng tính có thể lấy nhau tại bang này. Nhưng sau đó cử tri lại quyết định họ không được phép. Cử tri California thêm một điều khoản vào hiến pháp tiểu bang nói là hôn nhân chỉ được thành lập giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Tòa dưới đã phán là điều khoản này bất hợp hiến.

Tối cao Pháp viện có thể thụ lý cả hai vụ kiện này sớm nhất là vào tháng Ba năm nay. Các thẩm phán có thể đưa ra phán quyết vào tháng Sáu.

Ông Jeffrey Prang là thị trưởng thành phố West Hollywood, bang California. Ông ủng hộ hôn nhân đồng tính. Ông nói không có cách nào để biết tòa án sẽ quyết định ra sao. Tối cao Pháp viện có thể giữ luật DOMA và nói các cặp đồng tính không có quyền hiến định để kết hôn.. Hay Tòa có thể ngưng áp dụng DOMA và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn nước Mỹ.

“Có nhiều điều tốt xuất phát từ quyết định này, nhiều điều xấu cũng từ quyết định này mà ra.”

Những người chống đối hôn nhân đồng tính hy vọng Tối cao Pháp viện sẽ giữ việc cấm hôn nhân đồng tính theo hiến pháp đã được cử tri California chấp thuận. Đó là vì cách thức hiến pháp Hoa Kỳ chia quyền hành giữa chính phủ liên bang và chính phủ tiểu bang. Ông Randy Thomasson thuộc một tổ chức có tên SaveCalifornia.com. nói:

“Hiến pháp Hoa Kỳ không có qui định về hôn nhân. Và tu chính án thứ 10 nói những gì không nằm trong quyền hạn của liên bang thì thuộc quyền tiểu bang.”

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy có chưa đến một nửa người Mỹ ủng hộ quyền hôn nhân đồng tính. Bà Elizabeth Wydra thuộc Trung tâm Trách nhiệm Hiến pháp, một tổ chức tư nói Tối cao Pháp viện ý thức được người Mỹ cảm nghĩ như thế nào về hôn nhân đồng tính.

“Các thẩm phán là con người, do đó họ không hoàn toàn miễn nhiễm đối với công luận. Tôi nghĩ vấn đề chính của họ là có muốn đứng về phía sai trái của lịch sử hay không?”

Cũng liên quan về vấn đề đồng tính luyến ái, một nhà tâm lý đặt nghi vấn đối với việc một cơ quan truyền thông lớn quyết định không sử dụng từ “homophobia’ (có nghĩa là ghê sợ đồng tính luyến ái) nữa. Ông George Weinberg, làm cho từ “homophobia” được trở nên thông dụng sau khi ông dùng từ này trong cuốn sách của ông xuất bản vào năm 1972 có tực đề “Xã hội và Đồng tính Luyến ái khỏe mạnh.”

Một người với chứng “phobia” được xem như là sợ hãi quá đáng hay không có lý do về một điều gì đó. Ông George Weinberg nói từ homophobia có nghĩa là chứng tỏ cho những người không thích đồng tính luyến ái là người có vấn đề.

“Sức mạnh của từ này là cho thấy đây là một ác cảm đối với những người sống khác biệt với mình, những người hoàn toàn vô hại. Và việc này đến từ trong lòng và kết quả là bạo động, tước bỏ những quyền lợi của người khác và rõ ràng chỉ không đơn giản là chống đồng tính luyến ái. Đây là tập họp những gì khác biệt.”

Ông George Weinberg không phải là người đồng tính luyến ái. Tuy nhiên ông trải qua nhiều năm trong thập niên 1960 và 1970 nỗ lực thuyết phục các giới chức đối phó mạnh mẽ hơn đối với bạo lực chống lại người đồng tính luyến ái. Ông nói ban một cái tên cho những người kỳ thị giúp cho các nạn nhân cảm thấy cảm giác bình an và an toàn lớn hơn.

“Tôi biết bạn có một vấn đề, rồi khi bạn kỳ thị tôi, việc này cho một thêm một ít cơ hội có phẩm giá và một cuộc sống. Tôi có thể vui hưởng được tôi là ai, dù là người đồng tính luyến ái hay người da đen hay là một phụ nữ, nếu tôi biết là người khác có vấn đề chứ không phải tôi.”

Ông George Weinberg rất thuyết phục đến nỗi ông giúp loại từ “đồng tính luyến ái” ra khỏi sách y khoa chính dùng khám phá ra những vấn đề tâm lý. Thực vậy, ông muốn từ “homophobia” thêm vào sách này, cuốn Cẩm nang Chuẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần. Và ông nghĩ sử dụng từ này sẽ vẫn được chấp nhận trong sách hướng dẫn viết báo của AP (AP Stylebook). Sách hướng dẫn viết báo được Thông tấn xã AP xuất bản và được sử dụng rộng rãi như là cẩm nang viết báo của các tổ chức truyền thông khác.

Tuy nhiên AP quyết định loại từ “homophobia” ra khỏi sách hướng dẫn viết báo năm nay. Mối quan tâm là gọi một người là homophobic để chỉ người đó sợ hãi không có nghĩa gì cả, nhưng các phóng viên có thể không biết tại sao một người nào đó chống đồng tính luyến ái. Các phóng viên trên nguyên tắc phải trung lập và sử dụng từ đúng không được xem như là ủng hộ bên nào trong vấn đề này.

Ông Paul Colford, giám đốc truyền thông của AP nói nhiều từ trong sách dạy viết báo này thay đổi. Chẳng hạn như ấn bản mới nhất của AP cũng khuyến cáo không nên sử dụng từ “Islamophobia.”, sợ Hồi giáo.

Nhà ngôn ngữ học Ben Zimmer viết về ngôn ngữ cho báo Boston Globe. Ông nói từ ngữ luôn luôn có thể được xét lại. Tuy nhiên ông nói ông không chắc chắn là lập luận của AP về “homophobia” có ý nghĩa.

“Từ chấm dứt bằng chữ ‘phobia’ thường được dùng bên ngoài y khoa. Bạn có thể nghĩ đến từ như ‘xenophobia’ có cách đây hơn một thế kỷ có nghĩa là ghét người nước ngoài. Đây không là một điều kiện trong bệnh viện cùng lối như từ homophobia không cần thiết là một chuẩn đoán trong dưỡng đường.”

Nhiều tổ chức truyền thông theo khuyến cáo của sách cẩm nang viết báo AP. Tuy nhiên ông Ben Zimmer nói là mỗi một tổ chức có thể có quyết định riêng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi AP lấy từ “homophobia” ra khỏi các bản tin của mình thì từ này cũng không dễ dàng biến mất.

VOA Express

XS
SM
MD
LG