Đường dẫn truy cập

Ân xá Quốc tế: Nhiều người Việt phải bỏ nước ra đi


Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng xuất hiện trong phúc trình của Ân xá Quốc tế.
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng xuất hiện trong phúc trình của Ân xá Quốc tế.

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/2 công bố phúc trình mới về nhân quyền trên thế giới, trong đó nói tới việc các nhà hoạt động người Việt “phải bỏ nước ra đi” do “tình trạng đàn áp người bất đồng”.

Lễ công bố phúc trình của Ân xá Quốc tế.
Lễ công bố phúc trình của Ân xá Quốc tế.

“Các nhà hoạt động nổi bật bị hạn chế đi lại và chịu cảnh giám sát, sách nhiễu cũng như tấn công bạo lực”, báo cáo được cho là toàn diện nhất về nhân quyền thế giới dài, hơn 400 trang, có đoạn.

“Ít nhất 29 nhà hoạt động bị bắt [ở Việt Nam] trong năm ngoái, và những người khác phải đi trốn sau khi bị ra trát bắt”.

VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số vụ bắt giữ nêu trên.

Dẫn trường hợp nhà hoạt động Đặng Xuân Diệu đi Pháp và Mục sư Nguyễn Công Chính đi Mỹ, Ân xá Quốc tế nói rằng “chính quyền tiếp tục phóng thích sớm các tù nhân lương tâm nếu họ đồng ý đi lưu vong”.

Blogger Điếu Cày được chào đón khi đặt chân tới Mỹ năm 2014.
Blogger Điếu Cày được chào đón khi đặt chân tới Mỹ năm 2014.

Việt Nam lâu nay nhiều lần nhấn mạnh không bỏ tù những người bất đồng chính kiến mà chỉ tống giam những ai vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Hà Nội còn nói “không có cái gọi là tù nhân lương tâm”.

Không chỉ nhắc tới các nhà hoạt động hay những người bất đồng chính kiến, tổ chức nhân quyền có trụ sở đặt tại London còn đề cập các cựu quan chức vướng vào vòng lao lý vì tham nhũng, nhất là vụ “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh do “an ninh nhà nước [Việt Nam] thực hiện ở Đức khi ông này đang xin tị nạn", và cũng nói tới việc “chính quyền Việt Nam nói rằng ông tự nguyện trở về”.

Không phải ra đi là tốt hay ở lại là tốt. Tùy theo người đó họ làm tốt công việc của họ ở nơi thích hợp nhất.
Nhạc sĩ Việt Khang nói.

Hà Nội chưa phản ứng về phúc trình của Ân xá Quốc tế, nhưng từng lên tiếng cho rằng báo cáo của các tổ chức nhân quyền quốc tế “không khách quan” và “không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam”.

Ân xá Quốc tế công bố báo cáo về nhân quyền ít ngày sau khi nhạc sĩ Việt Khang, người từng bị kết án tù về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” mà nhiều tổ chức cho là “mơ hồ”, sang Hoa Kỳ “tị nạn”.

Phát biểu sau khi đặt chân tới phi trường Los Angeles tại tiểu bang California, khi được hỏi là "đi tị nạn hết thì lấy ai đấu tranh” ở trong nước, tác giả của ca khúc “Việt Nam tôi đâu” nói: “Không phải ra đi là tốt hay ở lại là tốt. Tùy theo người đó họ làm tốt công việc của họ ở nơi thích hợp nhất”.

Blogger Mẹ Nấm khi chưa bị bắt.
Blogger Mẹ Nấm khi chưa bị bắt.

Ít lâu trước nhạc sĩ Việt Khang, một nhà hoạt động khác là Trương Minh Tam cũng rời Hà Nội để “sang Mỹ định cư theo diện tị nạn”.

Mới đây, giới hoạt động trong nước, trong đó có blogger Đoan Trang và Huỳnh Ngọc Chênh, đã viết thư ngỏ, vận động hai nữ tù nhân có con nhỏ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Thúy Nga sang nước khác.

Xin coi việc rời nhà tù cộng sản để đến một quốc gia tự do, dân chủ là một cách để các chị giúp phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay trưởng thành...
Thư ngỏ gửi Blogger Mẹ Nấm và nhà hoạt động Thúy Nga.

“Xin coi việc rời nhà tù cộng sản để đến một quốc gia tự do, dân chủ là một cách để các chị giúp phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay trưởng thành: Chúng tôi nợ các chị quá nhiều, và việc đi tiếp con đường các chị đã đi, làm tiếp những gì các chị đã làm, là cách để chúng tôi trả ơn các chị”, bức thư viết.

"Chúng tôi hiểu rằng, từ ngày đầu tiên tham gia tranh đấu cho tới tận hôm nay trong chốn lao tù, việc ra đi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là ưu tiên của các chị. Chẳng ai chọn ngục tù làm phòng chờ để kiếm tìm sự ra đi cả. Song trong hoàn cảnh gia đình của hai chị hiện nay, đây có thể là một lựa chọn cần cân nhắc..."

Vụ Điếu Cày: VN dùng tù nhân làm con bài mặc cả với Mỹ?
please wait

No media source currently available

0:00 0:03:02 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG