Đường dẫn truy cập

Tiktok kiện Tổng thống Trump vì lệnh cấm


Biểu hiện của TikTok và WeChat trên điện thoại thông minh.
Biểu hiện của TikTok và WeChat trên điện thoại thông minh.

TikTok ngày 24/8’ kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump về sắc lệnh cấm giao dịch tại Mỹ ứng dụng TikTok. TikTok nói họ ‘không còn sự lựa chọn nào khác.’

TikTok nói họ hết sức bất bình với lập trường của Tòa Bạch Ốc cho rằng họ là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ. Công ty này cho biết ‘đã có những biện pháp đặc biệt bảo vệ quyền riêng tư và an ninh của dữ liệu người sử dụng tại Mỹ.’

TikTok cũng tố cáo chính quyền Mỹ bất chấp ‘những nỗ lực sâu rộng’ của họ để giải quyết những quan ngại, đồng thời cáo buộc ông Trump chính trị hóa tranh chấp bằng cách kêu gọi cấm TikTok trong sắc lệnh ngày 6/8.

“Chúng tôi không hề xem chuyện kiện chính phủ là đơn giản,” TikTok nói. “Nhưng với Sắc lệnh Hành pháp dọa cấm các hoạt động của chúng tôi tại Mỹ…Chúng tôi không có lựa chọn nào khác.”

TikTok và công ty mẹ ByteDance kiện ông Trump, Bộ Thương mại và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tại Tòa án Liên bang ở Los Angeles, theo hồ sơ tòa án.

Toà Bạch Ốc đề nghị báo giới chuyển yêu cầu bình luận sang Bộ Tư pháp nhưng Bộ Tư pháp chưa phản hồi tức thì.

Trong lúc Washinngton và Bắc Kinh ngày càng mất lòng tin với nhau, ông Trump nhiều tuần qua đã than phiền TikTok là một mối đe dọa an ninh quốc gia và rằng công ty này có thể chia sẻ tin tức về người sử dụng tại Mỹ với chính phủ Trung Quốc.

Sắc lệnh hôm 6/8 của ông Trump yêu cầu cấm giao dịch với TikTok, có hiệu lực sau 45 ngày.

Ngày 14/8, ông Trump ban hành một sắc lệnh khác, cho ByteDance 90 ngày để chuyển nhượng các hoạt động tại Mỹ của TikTok và bất cứ dữ liệu nào TikTok đã thu thập được tại Mỹ.

ByteDance mua lại ứng dụng video Musical.ly có trụ sở tại Thượng Hải trong vụ chuyển nhượng trị giá 1 tỉ đô la trong năm 2017, và một năm sau đưa ứng dụng này vào hoạt động trở lại với tên gọi TikTok.

TikTok nói chính quyền Trump vi phạm quyền hiến định về trình tự pháp lý khi cấm công ty không thông báo trước.

Công ty cáo buộc ông Trump là lạm dụng Luật về Quyền Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế vốn cho phép Tổng thống quy định thương mại quốc tế trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.

Vào tháng 5/2019, ông Trump đã viện dẫn luật này để ngăn chặn những nỗ lực của các công ty viễn thông quốc tế tiến hành do thám kinh tế và công nghệ chống lại nước Mỹ.

Tuy nhiên TikTok nói sắc lệnh 6/8 không được hỗ trợ bởi tính khẩn cấp ông Trump tuyên bố một năm trước, và rằng công ty không cung cấp loại công nghệ và dịch vụ ‘lọt vào tầm ngắm’ lúc đó.

TikTok cũng cho rằng sắc lệnh của ông Trump không đơn thuần bắt nguồn từ quan ngại an ninh quốc gia mà là hành động đầy tính chính trị hoá.

ByteDance đã thảo luận để bán hoạt động của TikTok ở Bắc Mỹ, Úc và New Zealand cho những công ty trong đó có Microsoft và Oracle.

Những tài sản này có thể trị giá từ 25 đến 30 tỉ đô la, những người thông thạo vấn đề cho hay.

Trước khi mua TikTok, ByteDance chưa xin trước với Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ CFIUS, là cơ quan duyệt xét việc sang nhượng xem có rủi ro khả dĩ về an ninh quốc gia hay không.

CFIUS sau đó đã mở cuộc điều tra. TikTok cáo buộc rằng CFIUS đã ‘liên tục từ chối’ tiếp xúc với ByteDance trước khi tuyên bố phát hiện các nguy cơ an ninh quốc gia liên hệ đến vụ mua bán.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG