Đường dẫn truy cập

Tiến trình phê duyệt thỏa thuận hạt nhân Iran bước vào giai đoạn chót


Mặt phía Tây của Điện Capitol.
Mặt phía Tây của Điện Capitol.

Tiến trình phê duyệt thoả thuận hạt nhân quốc tế với Iran tại Quốc hội Mỹ đang tiến vào giai đoạn chót hôm nay, thứ Ba 8/9, giữa lúc các nhà lập pháp trở lại làm việc sau một tháng nghỉ hè để cứu xét các biện pháp để chính thức bác bỏ thoả thuận này.

Quốc hội Mỹ có tới ngày 17/9 để duyệt lại các điều kiện của thoả thuận, và biểu quyết thuận hay chống. Trong khi các kết quả dường như ngày một rõ rệt hơn, hãy còn nhiều cuộc vận động trong hậu trường về đường hướng của tiến trình này trong tuần lễ tới.

Nghi vấn lớn nhất liên hệ tới bước thứ nhất là Hạ Viện và Thượng viện, đều do Đảng Cộng Hoà kiểm soát, có thông qua một dự luật chống lại thoả thuận hạt nhân Iran hay không.

Tại Hạ viện, Đảng Cộng Hoà chiếm đa số đủ lớn để dễ dàng thông qua biện pháp chống.

Nhưng tại Thương viện thì mọi sự trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh Đảng Cộng Hoà chiếm đa số nhỏ hơn đôi chút, và các quy định khác biệt tại đây có nghĩa là Đảng Dân Chủ

Muốn làm như vậy, 41 Thượng nghị sĩ phải đồng ý đưa dự luật ra biểu quyết, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ giúp chận lại cuộc biểu quyết ngay từ đầu.

Nếu cả lưỡng viện quốc hội chấp thuận biện pháp chống đối thoả thuận hạt nhân, thì các bước kế tiếp sẽ rõ rệt hơn.

Tổng Thống Obama đã cam kết sẽ dùng quyết phủ quyết của ông để bác bỏ bất cứ dự luật nào chống thoả thuận hạt nhân.

Theo hệ thống chính trị Mỹ, trong trường hợp này,quốc hội có thêm một cơ hội khác nữa, nhưng muốn vượt qua phủ quyết của tổng thống, phải có sự hậu thuẫn của 2/3 dân biểu, nghị sĩ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện. Điều đó có nghĩa là tại Thượng viện, phải có sự đồng ý của 67 trong tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, và tại Hạ viện, 290 dân biểu trong tất cả 435 dân biểu tại đây chống đối thoả thuận hạt nhân với Iran.

Hiện đã có 38 thượng nghị sĩ công khai ủng hộ thoả thuận này, trong khi nhiều người khác chưa tuyên bố lập trường của họ, và như vậy, Tổng Thống Obama có đủ sự ủng hộ để chống lại dự luật chống thoả thuận hạt nhân và thông qua thoả thuận này.

Nhưng cuộc tranh luận cho phép giới chỉ trích có một cơ hội để nói lên những lý lẽ của họ phản đối thoả thuận mà họ cho là quá thân thiện với Iran, khi để cho nước này duy trì hầu như nguyên vẹn chương trình hạt nhân của họ, trong khi Mỹ tháo dỡ việc phong toả hàng tỉ đôla mà một số người lo sợ sẽ bị nước này sử dụng để hậu thuẫn cho khủng bố.

VOA Express

XS
SM
MD
LG