Đường dẫn truy cập

Thương vong của thường dân gia tăng trong trận chiến ở Fallujah


Các gia đình Iraq chạy trốn khỏi thành phố Fallujah đến làng al-Sejar trong tỉnh Anbar, ngày 27/5/2016. Khoảng 625 gia đình đã chạy ra khỏi Fallujah từ khi giao tranh bùng ra hồi tuần trước.
Các gia đình Iraq chạy trốn khỏi thành phố Fallujah đến làng al-Sejar trong tỉnh Anbar, ngày 27/5/2016. Khoảng 625 gia đình đã chạy ra khỏi Fallujah từ khi giao tranh bùng ra hồi tuần trước.

Thương vong của thường dân đã bắt đầu gia tăng trong lúc trận đánh để chiếm lại thành phố Fallujah của Iraq từ tay nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo gia tăng cường độ. Thông tín viên Sharon Behn của đài VOA tường thuật.

Ông Jan Egeland của Hội đồng Tị nạn Na Uy cho biết một thảm hoạ nhân đạo đang diễn ra ở Fallujah, nơi các lực lượng Iraq đang phát động một cuộc phản công để chiếm lại thành phố bị lọt vào tay Nhà nước Hồi giáo cách nay hơn hai năm.

Ông nói “Một thảm hoạ nhân đạo đang diễn ra ở Fallujah. Các gia đình bị mắc kẹt giữa hai lằn đạn mà không có một lối thoát an toàn.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc cho biết ít nhất 20.000 trẻ em bị mắc kẹt trong thành phố. Họ hối thúc tất cả các bên bảo đảm an toàn cho các thiếu niên đang đối mặt với mối rủi ro bị bắt phải cầm súng.

Thông cáo của UNICEF nói “Các em đang đối mặt với mối rủi ro bị bắt phải cầm súng chiến đấu, với những thủ tục kiểm tra an ninh khắt khe và với tình trạng bị tách khỏi gia đình.”

Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã nhận được báo cáo về việc thường dân bị thiệt mạng trong những vụ pháo kích dữ dội hoặc bị chôn vùi trong đống đổ nát của các toà nhà bị sập. Phát ngôn viên Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc, ông William Spindler nói “Cũng có những báo cáo cho biết mấy trăm gia đình đang bị dùng làm bia đỡ đạn.”

Khoảng 625 gia đình đã chạy ra khỏi thành phố này từ khi giao tranh bùng ra hồi tuần trước.

Các lực lượng Iraq đang tách riêng đàn ông và thiếu niên ra khỏi những người tản cư vì lo ngại về sự trung thành của họ sau khi đã sống dưới sự cai trị của Nhà nước Hồi giáo hơn hai năm.

Ông Spindler nói “Khoảng 500 đàn ông và thiếu niên trên 12 tuổi đang được kiểm tra an ninh và thủ tục này có thể mất từ 5 đến 7 ngày.”

Một người tản tên Ayad nói với đài VOA “Họ phỏng vấn tôi, nhóm Hashd al-Shaabi và quân đội Iraq. Họ nói nếu họ thấy tên tôi trong kho dữ liệu thì họ sẽ giết tôi. Họ nói nếu tôi không dính líu tới Nhà nước Hồi giáo tôi sẽ có thể sống với họ trong hoà bình.”

Lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ của Iraq trước cuộc hành quân để chiếm lại thành phố Fallujah, ngày 29/5/2016.
Lực lượng chống khủng bố tinh nhuệ của Iraq trước cuộc hành quân để chiếm lại thành phố Fallujah, ngày 29/5/2016.

Nhóm Hashd al-Shaabi là nhóm dân quân Hồi giáo Shia thân Iran đang chiến đấu bên cạnh quân đội Iraq.

Nhóm này đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo và được một số người cho là được huấn luyện kỹ lưỡng hơn so với binh sĩ chính phủ.

Tuy nhiên, một số người lo ngại là sự hiện diện mạnh mẽ của phe Shia trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo, là nhóm có cứ địa tại những khu vực đông người Hồi giáo Sunni, sẽ làm trầm trọng hơn nạn chia rẽ giáo phái ở Iraq.

Nhiều người Sunni sinh sống ở thủ đô Baghdad cho biết họ cảm thấy sợ hãi đối với các dân quân Shia, và các tổ chức nhân quyền đã đề cập tới những vụ chà đạp nhân quyền của nhóm này trong quá khứ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, Dân biểu Mowaffaq al-Rubaie, người từng làm cố vấn an ninh quốc gia cho chính phủ Iraq, bênh vực cho vai trò của nhóm Hashd trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo.

Ông nói “Tôi tin rằng Hashd al-Shaabi nên có, và đang có, một vai trò rất quan trọng trong việc giải phóng những phần đất bị chiếm đóng của chúng tôi. Hashd al-Shaabi dùng chiến tranh kiểu du kích để chống lại Nhà nước Hồi giáo, chứ không phải chiến tranh qui ước như quân đội Iraq. Quân đội Iraq, cảnh sát liên bang và thậm chí các lực lượng chống khủng bố chiến đấu theo kiểu chiến tranh qui ước, cho nên sự tàn phá rất lớn.”

Bản đồ thành phố Fallujah ở Iraq.
Bản đồ thành phố Fallujah ở Iraq.

Sự tàn phá mà Dân biểu Rubaie nói tới là cuộc chiến chiếm lại thành phố Ramadi, nơi đã bị tàn phá 80% trong cuộc giao tranh.

Sự hiện diện của các dân quân Shia thân Iran cũng làm tăng mối quan tâm về thế lực của Iran trong khu vực.

Đại tướng Qassim Suleimani của Iran đã đến thị sát mặt trận Fallujah vào cuối tuần qua, khiến cho các nhà lãnh đạo Hồi giáo Sunni ở Baghdad cảm thấy bất bình.

Fallujah là nơi mà đa số cư dân là người theo Hồi giáo Sunni.

Ông Kareem Nouri, người phát ngôn của nhóm Hashd al-Shaabi, bênh vực cho sự hiện diện của các cố vấn người Iran.

Ông nói với đài VOA “Chúng tôi có cố vấn an ninh người Mỹ làm việc tại Khu vực Xanh và chúng tôi có các cố vấn an ninh người Iran đang giúp đỡ cho chúng ta tại mặt trận. Họ chỉ cố vấn mà thôi, chứ không làm thứ gì khác. Các cố vấn Iran có ích hơn so với các cố vấn Mỹ.

Các lực lượng Iraq nỗ lực lớn để chiếm lại thành phố Fallujah
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:28 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG