Đường dẫn truy cập

Thủ tướng Pháp né tránh câu hỏi về nhân quyền Việt Nam


Thủ tướng Pháp Edouard Philippe (trái) và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại một cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 2/11. Trong một cuộc họp báo hôm 4/11 tại TP HCM, Thủ tướng Philippe đã né tránh các câu hỏi về nhân quyền của phóng viên.International Convention Center in Hanoi, Nov. 2, 2018.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe (trái) và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại một cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 2/11. Trong một cuộc họp báo hôm 4/11 tại TP HCM, Thủ tướng Philippe đã né tránh các câu hỏi về nhân quyền của phóng viên.International Convention Center in Hanoi, Nov. 2, 2018.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói với báo chí ở TP HCM hôm 4/11 rằng chính phủ của ông không phớt lờ vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, sau khi tìm cánh né tránh các câu hỏi về tình hình ảm đạm của giới bất đồng chính kiến tại quốc gia Đông Nam Á này.

Theo AFP, Thủ tướng Pháp đưa ra phát ngôn trên trong ngày cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, vốn chủ yếu để ký kết các thỏa thuận kinh doanh với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Hai bên đã ký nhiều hợp đồng trị giá tổng cộng gần 12 tỷ USD.

Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Pháp không muốn đề cập đến việc chính phủ Cộng sản Việt Nam đối xử với giới bất đồng chính kiến, bao gồm việc bỏ tù những người đã đăng tải các ý kiến của họ về các vấn đề nóng trên Facebook, theo hãng tin Pháp.

Hơn 50 nhà hoạt động nhân quyền và blogger đã bị kết án tù trong năm 2018 và đây được coi là một trong những đợt đàn áp nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại TP HCM, Thủ tướng Philippe nhấn mạnh rằng “chúng tôi không phớt lờ điều gì cả, nhưng chúng tôi đã thảo luận với các quan chức Việt Nam mà không đưa ra báo chí.”

Sau khi dự lễ khánh thành một trung tâm y tế ở TP HCM, Thủ tướng Pháp cho phóng viên biết rằng vấn đề nhân quyền đã được đề cập “trong khuôn khổ các cuộc hội đàm”. Đó là cách mà chính phủ Pháp thường làm, theo Thủ tướng Philippe.

Truyền thông Việt Nam đưa tin việc Thủ tướng Pháp dự lễ khánh thành trung tâm y tế nhưng không đề cập đến phần trả lời của ông Philippe về nhân quyền.

Chuyến thăm của Thủ tướng Pháp trùng thời điểm Việt Nam công bố dự thảo nghị định áp dụng Luật An ninh mạng, vốn vạch ra cách thức thực thi bộ luật hà khắc này.

Luật An ninh mạng dự kiến có hiệu lực vào đầu tháng Một, và các nhà quan sát nói nó là bản sao của các công cụ kiểm duyệt Internet hà khắc của Trung Quốc, theo AFP. Bộ luật này yêu cầu các công ty công nghệ phải lưu trữ dữ liệu tại nước chủ quản và gỡ bỏ các “nội dung độc hại” khỏi các trang web cũng như phải giao nộp các thông tin người dùng theo yêu cầu của chính phủ.

Giới chỉ trích cho rằng dự luật này sẽ là công cụ để nhà nước độc đảng kìm kẹp giới bất đồng chính kiến. Các nhà hoạt động thường bị kết án tù ở Việt Nam, nơi không có truyền thông độc lập.

Theo truyền thông trong nước, Thủ tướng Pháp, trong chuyến thăm ba ngày, đã tới Điện Biên Phủ, nơi diễn ra trận chiến đi vào lịch sử giữa quân đội Pháp và Việt Nam năm 1954, đánh dấu sự kết thúc của chế độ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương.

VOA Express

XS
SM
MD
LG