Đường dẫn truy cập

Tái tục hòa đàm: Pakistan lạc quan, Afghanistan nghi ngại


Thứ trưởng Ngoại giao Afghanistan Hekmat Khalil Karzai (phải) bắt tay ông Sartaj Aziz, cố vấn đối ngoại của thủ tướng Pakistan ngày 11 tháng 1 năm 2016.
Thứ trưởng Ngoại giao Afghanistan Hekmat Khalil Karzai (phải) bắt tay ông Sartaj Aziz, cố vấn đối ngoại của thủ tướng Pakistan ngày 11 tháng 1 năm 2016.

Một quan chức Pakistan hàng đầu bày tỏ lạc quan về việc tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình bị bế tắc với Afghanistan, nhưng không có dấu hiệu cho thấy Kabul sẵn sàng trở lại tiến trình này.

Ông Sartaj Aziz, cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, ngày 12/8 cho báo giới biết các cuộc hòa đàm bị đổ vỡ hồi năm ngoái do cái chết của thủ lĩnh Taliban, Mullah Omar, và sau đó là cái chết của Mullah Mansoor trong năm 2016, nay có thể tái tục trong vài tuần tới.

Đáp lại, ông Dawa Khan Menapal, Phó phát ngôn viên của Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani, ngày 13/8 nói Pakistan cần phải chứng minh cam kết với tiến trình hòa bình bằng cách có hành động chống lại các phần tử chủ chiến đã thực hiện các cuộc tấn công ở Afghanistan.

Cuộc họp bốn bên gần đây nhất được tổ chức vào tháng 5 bao gồm các đại diện từ chính phủ Mỹ, Afghanistan, Pakistan và Trung Quốc. Đại diện Taliban từ chối tham gia.

Trong các cuộc đàm phán, Pakistan cam kết trấn dẹp các nhóm chủ chiến đã tiến hành các cuộc tấn công ở Afghanistan. Nhiều năm qua, nhà chức trách Afghanistan cáo buộc Pakistan phân biệt giữa ‘khủng bố tốt’, tức những người khởi động các cuộc tấn công chống lại binh sĩ Afghanistan và nước ngoài, với ‘khủng bố xấu’, tức những người tấn công luôn cả các mục tiêu ở Pakistan.

“Pakistan phải chứng minh bằng hành động rằng họ chống lại tất cả các phần tử chủ chiến và không còn phân biệt giữa khủng bố ‘tốt’ và ‘xấu,’” ông Dawa Khan Menapal nói.

Ông nhấn mạnh chính phủ Afghanistan sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán cho tới khi nào điều đó xảy ra.

Tiến trình hòa bình lâu nay được xem như là một cách để kết thúc cuộc chiến tranh ở Afghanistan mà tất cả các bên đều nhận thấy bị bế tắc.

Sau gần 15 năm chiến tranh, quân đội Afghanistan hiện vẫn cần sự hỗ trợ đáng kể từ binh sĩ Hoa Kỳ và NATO.

Không kích của Mỹ vô tình giết chết 7 con tin Afghanistan
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:39 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG