Đường dẫn truy cập

Salamander dự định khoan thăm dò dầu khí ở miền bắc Việt Nam


Salamander dự định khoan thăm dò dầu khí ở miền bắc Việt Nam
Salamander dự định khoan thăm dò dầu khí ở miền bắc Việt Nam

Công ty Năng lượng Salamander của Anh dự định bắt đầu khoan thăm dò dầu khí ở miền bắc Việt Nam vào năm tới, với hy vọng mở ra một khu vực sản xuất mới để giúp Việt Nam đảo ngược xu thế sút giảm của sản lượng dầu thô.

Theo bản tin hôm thứ Năm của hãng tin tài chánh Bloomberg, toàn bộ số dầu thô được khai thác ở Việt Nam hiện nay là từ các giếng ở vùng biển miền nam.

Với sản lượng 317.000 thùng mỗi ngày, Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ tư trong vùng Đông Nam Á, sau Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Số dầu vừa kể thấp hơn nhiều so với mức 427 ngàn thùng đạt được vào năm 2004.

Tổng Giám đốc Salamander, ông James Menzies, cho hãng tin Bloomberg biết rằng “một vở tuồng dầu khí đang xuất hiện” ở vùng biển phía bắc của Việt Nam; với một khu vực dầu khí đã được khai thác từ lâu ở phía bên kia của Trung Quốc trong lúc Công ty Petroliam Nasional của Malaysia đã tìm thấy dầu ở khu vực kế cận.

Ông Menzies nói thêm rằng những vụ khoan thử của Petroliam đã sản xuất khoảng 6.000 thùng dầu mỗi ngày trong vùng nằm ở phía tây của khu vực mà công ty Salamander định khoan.

Hồi tháng 3, Salamnder cho biết họ đồng ý mua 50% phần hùn ở lô 101-100/04 của Việt Nam từ công ty Santos của Australia và Singapore Petroleum của Singapore.

Thứ 3 vừa qua, công ty Salamander cho biết sang năm họ sẽ bắt đầu khoan trong khu vực này và đây là nơi có trữ lượng dầu ước chừng 138 triệu thùng.

Việc khai thác dầu trong vùng này sẽ là một sự thúc đẩy tốt đẹp cho kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở tỉnh Thanh Hóa, là nhà máy lọc dầu thứ nhì của Việt Nam.

Ông Menzies nói rằng công ty ông biết là có một hệ thống dầu khí có thể khai thác được giữa các giếng dầu của Trung Quốc và của Petronas. Ông cho hay công ty ông xem vùng này là vùng có nhiều dầu nhưng cũng biết rằng trong hệ thống ở đó còn có khí đốt.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG