Đường dẫn truy cập

Quân đội Myanmar có thể đã phạm tội diệt chủng


Ông Zeid Ra'ad al-Hussein, Cao ủy Nhân quyền LHQ.
Ông Zeid Ra'ad al-Hussein, Cao ủy Nhân quyền LHQ.

Các lực lượng an ninh của Myanmar có thể đã phạm tội diệt chủng trong cuộc đàn áp người thiểu số Hồi giáo Rohingya. Nhiều người Rohingya vẫn đang trốn chạy khỏi Myanmar, bất chấp nước này đã thỏa thuận với Bangladesh để hồi hương người tị nạn Rohingya, hãng tin Reuters trích lời một viên chức nhân quyền hàng đầu của LHQ hôm thứ Ba 5/12.

LHQ xác định tội diệt chủng là hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.

Ông Zeid Ra'ad al-Hussein, Cao ủy Nhân quyền LHQ, nói rằng không có ai trong số 626.000 người Rohingya, những người đã chạy sang Bangladesh lánh nạn từ tháng Tám bị đưa về Myanmar cả, trừ khi có một cuộc giám sát chặt chẽ.

Ông Zeid, người miêu tả chiến dịch đàn áp trước đây của Myanmar như một "trường hợp thanh lọc sắc tộc điển hình." Ông phát biểu như trên trong một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ do Bangladesh triệu tập.

Người tị nạn Rohingya.
Người tị nạn Rohingya.

Ông Zeid mô tả các phúc trình về "hành động tấn công kinh hoàng nhắm vào người Rohingya, bao gồm việc cố ý thiêu sống trong nhà cho đến chết, giết hại trẻ em và người lớn; bắn tỉa vào thường dân đang chạy trốn; hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái tràn lan; đốt nhà , trường học, chợ và nhà thờ Hồi giáo."

Chính quyền Myanmar với đa số dân chúng theo Phật giáo từ chối xem người Hồi giáo Rohingya là công dân Myanmar và xem họ là người nước ngoài.

Ông Zeid yêu cầu Hội đồng đề xuất với Đại hội đồng LHQ nên thiết lập một cơ chế mới "để hỗ trợ điều tra hình sự các cá nhân có trách nhiệm."

Người Rohingya đụng độ với cảnh sát.
Người Rohingya đụng độ với cảnh sát.

Myanmar bác bỏ những hành động tàn ác chống lại người Rohingya. Phái viên Htin, khi đề cập đến các cáo buộc này nói rằng: "Mọi người muốn nói gì thì nói và đôi khi họ nói những gì người khác bảo họ nói."

Ông Kelley Currie, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ cho biết việc người Rohingya không có quốc tịch Myanmar là "nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng này", ông nói thêm rằng: "Hãy ngưng việc chối bỏ hậu quả nghiêm trọng của tình hình hiện nay."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG