Đường dẫn truy cập

TT Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền với Chủ tịch Tập Cận Bình


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, ngày 11/11/2014.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, ngày 11/11/2014.

Thành tích nhân quyền Trung Quốc sẽ là một trong những vấn đề then chốt được mang ra thảo luận tại cuộc họp ở Washington trong tuần này giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trungố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice cho biết như vậy hôm thứ hai và lập lại lời kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường thuật.

Bà Susan Rice đã thực hiện 3 chuyến viếng thăm chính thức đến Trung Quốc. Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Washington hôm thứ hai, bà nói rằng trong tất cả các chuyến đi đó bà đều nêu lên vấn đề nhân quyền với các giới chức ở Bắc Kinh.

"Việc câu lưu các luật sư, các nhà báo và những người tranh đấu chống tham nhũng chỉ làm cho tính chất khả tín của những nỗ lực giải quyết các thách thức của Trung Quốc bị giảm đi, và chỉ gây phương hại cho khả năng của họ để xây dựng một xã hội thịnh vượng và ổn định. Hạn chế tự do internet trong lúc phần còn lại của thế giới đang tiến tới chỗ kết nối và mở rộng nhiều hơn chỉ làm mất đi những cơ hội thăng tiến của người dân Trung Quốc."

Các tổ chức nhân quyền và các chính khách ở Mỹ nói rằng những vụ vi phạm nhân quyền do chính phủ Trung Quốc thực hiện đã trở nên tồi tệ hơn từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Dân biểu Christopher Smith nhận định như sau tại một cuộc điều trần mới đây ở quốc hội Mỹ.

"Trung Quốc đang đua nhau với Bắc Triều Tiên để giành cho được danh hiệu kẻ xâm phạm nhân quyền tệ hại nhất thế giới."

Ông Dương Kiến Lợi, một nhân vật tranh đấu nhân quyền Trung Quốc, phát biểu như sau tại cuộc điều trần này.

"Tôi nghĩ rằng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc nói chung là rất xấu. Tôi cho rằng tình hình xấu như vậy phần lớn là vì chính sách vuốt ve của các nước phương Tây, như nước Mỹ."

Nhiều người đang thúc giục quốc hội Mỹ đạt ra những luật lệ để nối kết thành tích nhân quyền Trung Quốc với khả năng làm ăn mua bán của họ với nước Mỹ. Các nhân vật tranh đấu cũng nêu lên sự nghi ngờ về tính chất hợp pháp của chính phủ Trung Quốc, một chính phủ mà họ cho là không còn đại diện cho ý chí của đa số dân chúng.

Ông Tiêu Cường, chủ biên tờ China Digital Times, phát biểu như sau.

"Những nhà cai trị, nhất là những lãnh tụ độc tài, sẽ lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để có những hành vi cực đoan để bảo vệ chế độ, và thậm chí còn tạo ra những vụ khủng hoảng và những vấn đề ở nước ngoài và những vụ xung đột để củng cố sự ủng hộ ở trong nước và để ra tay đàn áp."

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc một lần nữa khẳng định quyết tâm theo đuổi đường lối riêng của mình. Ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu như sau trước khi ông Tập Cận Bình lên đường sang thăm Hoa Kỳ.

"Trung Quốc sẽ đưa ra một thông điệp rõ ràng cho chính phủ và công chúng Hoa Kỳ và toàn thể thế giới là trong tư cách của một nước lớn ở phương Đông với lịch sử hơn 5.000 năm, Trung Quốc sẽ kiên quyết đi theo con đường của chính mình để xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa với những sắc thái đặc thù của mình."

Nhà cầm quyền Bắc Kinh thường xuyên bác bỏ những sự chỉ trích đối với thành tích nhân quyền của họ và cho rằng những hành động đó là can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG