Đường dẫn truy cập

Nữ sĩ quan Việt Nam đầu tiên gia nhập lực lượng LHQ


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, căn dặn Thiếu tá Nga “cần chủ động, nỗ lực cao nhất, phối hợp tốt với các đồng nghiệp để nhanh chóng bắt nhịp với công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, căn dặn Thiếu tá Nga “cần chủ động, nỗ lực cao nhất, phối hợp tốt với các đồng nghiệp để nhanh chóng bắt nhịp với công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”.

Việt Nam hôm 30/10 đã cử một nữ sĩ quan đầu tiên tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan.

Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga được Bộ Quốc phòng Việt Nam giao nhiệm vụ làm sĩ quan tham mưu, theo dõi các hoạt động quân sự tại quốc gia Châu Phi này trong vòng một năm, theo VnExpress.

Nữ quân nhân trở thành cán bộ thứ 20 của Việt Nam đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Binh sĩ gìn giữ hòa bình Nhật Bản ở Nam Sudan.
Binh sĩ gìn giữ hòa bình Nhật Bản ở Nam Sudan.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, được báo điện tử trên trích dẫn lời căn dặn Thiếu tá Nga “cần chủ động, nỗ lực cao nhất, phối hợp tốt với các đồng nghiệp để nhanh chóng bắt nhịp với công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”.

Trước khi chính thức nhận nhiệm vụ, nữ quân nhân đã tham gia các khóa huấn luyện, trong đó có bồi dưỡng ngoại ngữ, học lái xe và kỹ năng sinh tồn, theo báo chí trong nước.

Tờ VnExpress đưa tin, đầu năm 2018, Việt Nam sẽ cử một bệnh viện dã chiến cấp 2 với biên chế 70 người tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, trong đó có các nữ sĩ quan.

Nữ binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc.
Nữ binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc.

Trung tướng Võ Văn Tuấn, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình “với tư cách là thành viên tích cực của Liên Hiệp Quốc”.

Ông nói thêm: “Nếu khi tham gia, Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Liên Hiệp Quốc giao thì nó sẽ nâng vị trí và vai trò của quân đội Việt Nam, vốn từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và giải phóng đất nước và bây giờ lại tham gia vào sứ mệnh gìn giữ hòa bình chung của Liên Hiệp Quốc để bình ổn các khu vực xảy ra xung đột, chiến sự, tạo điều kiện nhanh chóng khôi phục hòa bình cho khu vực đó".

"Như vậy chắc chắn là vai trò của quân đội nhân dân Việt Nam liên quan tới nhiệm vụ này sẽ được đánh giá cao hơn”, ông Tuấn nói.

Về các thách thức đối với các lực lượng của Việt Nam, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam nói thêm với VOA Việt Ngữ: “Khó khăn đầu tiên là Việt Nam chưa bao giờ cử cấp đơn vị đi. Thứ hai là cũng giống như các nước khác, khi tới một địa hình khác thì các điều kiện, sinh hoạt nó sẽ khác đi. Như thế sẽ không thể bình thường như ở trong nước, nhất là những vùng đấy lại không ổn định về hòa bình”.

Việt Nam thời gian qua đã được nhiều nước, trong đó có Mỹ, hỗ trợ công tác đào tạo và huấn luyện lính gìn giữ hòa bình.

VOA Express

XS
SM
MD
LG