Đường dẫn truy cập

Dường như việc "truyền ngôi" tại Bắc Triều Tiên đang diễn tiến


Kim Jong Un, con trai của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dự cuộc duyệt binh đánh dấu 65 năm thành lập đảng Công nhân cầm quyền
Kim Jong Un, con trai của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên dự cuộc duyệt binh đánh dấu 65 năm thành lập đảng Công nhân cầm quyền

Những màn trình diễn ngoạn mục trước công chúng trong những ngày gần đây tại Bình Nhưỡng khiến người dân Bắc Triều Tiên và những nước khác cảm nhận khá chắc chắn là việc "truyền ngôi" đang diễn ra tại nước này. Kim Jong Un, được cho là vào khoảng 27 tuổi, đã oai vệ xuất hiện bên cạnh người cha, lãnh tụ Kim Jong Il. Ông Kim cha, gần tới độ tuổi thất thập cổ lai hi, trong những năm gần đây đã ngã bệnh nặng. Bài viết sau đây của thông tín viên Steve Herman sẽ nói đến việc “truyền ngôi” sang đời thứ ba trong ”triều đại“ họ Kim.

Cuộc diễn binh mới đây tại thủ đô Bình Nhưỡng được tổ chức để ăn mừng 65 năm thành lập một chính đảng duy nhất tại Bắc Triều Tiên. Nó cũng khẳng định rõ mối quan hệ thắm thiết giữa chính đảng này với quân đội.

Cái chính phủ trước giờ vẫn bị gọi là khép kín lại cho phép các ký giả nước ngoài đến thu hình cuộc diễn binh và dương oai diễn võ với những phi đạn, được truyền thông chính thức ở nước này gọi là một cuộc biểu dương lực lượng của Bắc Triều Tiên với ý định"dẹp tan kẻ thù."

Cùng với lãnh tụ Kim Jong Il trên khán đài duyệt binh là đại tướng trẻ nhất của nước này.

Những chuyên gia nghiên cứu về tình hình Bắc Triều Tiên nói rằng việc sắp xếp để Kim Jong Un xuất hiện ngay bên cạnh ông Kim cha và giới lãnh đạo quân đội là dấu hiệu bày tỏ lòng trung thành của giới tướng lãnh lớn tuổi hơn với người sẽ lên kế vị Kim Jong Il và là những dấu hiệu cho thấy một vụ chuyển đổi quyền lãnh đạo đang diễn tiến.

Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung- bak cũng đồng ý. Ông nói:

"Giờ đây thì đã rõ ràng là Bắc triều Tiên đang tiến tới việc truyền ngôi cho thế hệ thứ ba. Tuy nhiên chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi sát tiến trình này."

Các chuyên gia trong vùng cho biết Kim Jong Un đang được đẩy vào những địa vị cao để chuẩn bị lên cai quản quốc gia này. Kim Jong Un đang phải đối mặt với những thử thách cam go, gồm cả đòi hỏi của hầu hết các nước trên thế giới muốn Bắc Triều Tiên phải ngưng các chương trình vũ khí hạt nhân.

Những lời đòi hỏi mạnh nhất đến từ Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Các chính sách của hai nước này được xây dựng một phần trên sự trông chờ là rồi ra quyền cai trị của gia đình họ Kim sẽ sụp đổ.

Nhưng theo giáo sư Tong Kim tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế thuộc đại học Johns Hopkins, thì đấy chỉ là một sự giả định mà không có bằng chứng cụ thể.

Ông đưa ý kiến: ”Tôi cho đó là quá liều lĩnh, quá nguy hiểm khi để cho chính sách của chúng ta tùy thuộc quá nhiều vào những suy diễn, đồn đoán về những gì có thể xảy ra ở Bắc Triều Tiên."

Theo Giáo sư Kim thì điều chúng ta có thể chắc chắn hơn là Kim Jong Un sẽ là người cai trị kế tiếp ở Bắc Triều Tiên. Ông nói:

”Theo tôi nghĩ, Kim Jong Un sẽ là người có quyền kiểm soát hệ thống đưa ra những quyết định và ông ta sẽ là lãnh tụ.”

Bắc Kinh đã ngỏ lời mời Kim Jong Il, con trai ông ta và những người khác trong hàng ngũ cai trị cao cấp của Bắc Triều Tiên đến thăm Trung Quốc ” bất cứ khi nào thuận tiện.”

Lời mời đó được suy diễn như là một sự công nhận từ một cường quốc hữu nghị duy nhất còn sót lại của Bắc Triều Tiên đối với việc "truyền ngôi từ vua cha sang cho đông cung thái tử."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG