Đường dẫn truy cập

Phản ứng về nội các mới của Indonesia


Tổng thống Indonesia Joko Widodo (hàng đầu, giữa) cùng với các bộ trưởng trong nội các mới sau lễ tuyên thệ nhậm chức tại dinh Tổng thống ở Jakarta, Indonesia, ngày 27/10/2014.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (hàng đầu, giữa) cùng với các bộ trưởng trong nội các mới sau lễ tuyên thệ nhậm chức tại dinh Tổng thống ở Jakarta, Indonesia, ngày 27/10/2014.

Sau tuần lễ đầu tiên lên nhậm chức Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo đã tiết lộ nội các mới của ông được nhiều người trông đợi. Các chuyên gia phân tích cho rằng những nhân vật được chọn lựa cho thấy cả khả năng canh tân lẫn thỏa hiệp chính trị nặng nề. Từ Jakarta, thông tín viên VOA Kate Lamb ghi nhận chi tiết.

Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, cựu thị trưởng một tỉnh nhỏ nay lên làm tổng thống, ông Joko Widodo đã gắng hết sức tách mình ra khỏi tập thể chính trị của Indonesia. Trong tuần lễ đầu tiên tại chức, tân tổng thống đã tìm cách phát huy cá tính chính trị độc đáo này.

Trong một nước nổi tiếng về tình trạng tham nhũng tràn lan, Tổng thống Widodo đã có một hành động chưa từng có từ trước tới nay là để cho cơ quan chống tham nhũng quốc gia lựa lọc các ứng viên nội các do ông chọn. Tiến trình đó đã dẫn tới tình trạng trì trệ liên tục, đưa đến hậu quả là 8 ứng viên bộ trưởng bị gạt ra khỏi danh sách ban đầu.

Sau một tuần lễ đầy lời đồn đoán, 34 vị bộ trưởng mới của Tổng Thống Widodo trong cơ chế được gọi là “Nội các Hoạt động” của ông đã được loan báo hồi chiều Chủ Nhật và tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ được truyền hình tại Dinh Quốc khách hôm nay.

Các vị bộ trưởng đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức, cam kết theo dúng luật pháp và từ khước hối lộ.

Nội các là một tập hợp các nhà kỹ trị, các doanh gia và một vài nhà cải cách được ngưỡng mộ, điều mà ông Keith Loveard, một chuyên gia về rủi ro của cơ quan tham vấn Concorde, mô tả là một Nội các “chờ xem.”

Ông Loveard cho biết: “Môi trường Nội các, chắc chắn có một số thành viên ưu tú ở đó và có một số người với gốc gác khả nghi về nhân quyền, như điều người ta trông đợi ở Indonesia, nhưng cũng có một bầu khí huyết mới, một tinh thần tài năng kinh doanh.”

Nội các bao gồm nhiều doanh nhân, trong đó có chủ hãng hàng không Susi Pudjastuti, người tuy rất thành đạt về kinh doanh nhưng cho đến nay chưa chứng tỏ được thành tích quản trị.

Từng là một doanh gia về đồ nội thất, ông Widodo đã hứa cải cách chế độ quan lại, tinh giản thủ tục quan liêu, và nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ 7% trong nền kinh tế lớn nhất ở đông nam châu Á. Một Bộ Hàng hải Sự vụ vừa được thành lập cũng dự kiến sẽ góp phần thực hiện triển vọng được quảng bá rầm rộ của tổng thống là biến Indonesia thành một “trục hàng hải toàn cầu.”

Trong số những người được chọn đưa vào nội các đã quy tụ được nhiều lời khen ngợi nhất là việc chọn Quốc vụ Khanh Pratikno, Viện trưởng trường đại học Mada và ông Anies Baswedan, viện trưởng có đầu óc cải cách của trường Đại học Paramadina, một cố vấn chính cho ông Widodo trong cuộc vận động tranh cử sẽ trở thành Bộ trưởng Giáo dục Sơ và Trung cấp.

Bà Retno Lestari Priansari Marsudi, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp được nể vì đã được bổ nhiệm làm ngoại trưởng, người phụ nữ Indonesia đầu tiên giữ chức vụ này. Bà Marsudi, một cựu đại sứ tại Hà Lan, Iceland và Na Uy, là một trong 8 vị phụ nữ trong chính quyền mới, cũng là một thành tích đối với Indonesia.

Trong suốt cuộc vận động tranh cử và sau cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Widodo nhất mực nói rằng ông sẽ không trao đổi các chức vụ bộ trưởng lấy hậu thuẫn chính trị.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử và sau cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Widodo nhất mực nói rằng ông sẽ không trao đổi các chức vụ bộ trưởng lấy hậu thuẫn chính trị.

​Tuy nhiên, trong số các gương mặt mới, các nhà phân tích đã chỉ trích con số người được bổ nhiệm vì lý do chính trị, nhất là các nhân vật thân cận với bà Megawati Sukarnoputri, nữ chủ tịch đảng PDI-P của ông Widodo.

Bà Siti Zuhro, một chuyên gia phân tích của Viện Khoa học Indonesia LIPI nói thành phần nội các cho thấy ông Widodo, được nhiều người quen gọi là Jokowi, không phải hoàn toàn độc lập.

Bà Zuhro nói: “Tôi nghĩ không có thắc mắc gì về vai trò của Bà Megawati Sukarnoputri, rằng bà đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm và chiêu mộ các ứng viên. Ông Jokowi có quyền chọn các vị bộ trưởng nhưng ông cảm thấy phải yêu cầu bà Megawati đồng ý hay không đồng ý... Ông Jokowi không thể quyết định mà không hỏi phép của bà Megawati.”

Trong suốt cuộc vận động tranh cử và sau cuộc bỏ phiếu, Tổng thống Widodo nhất mực nói rằng ông sẽ không trao đổi các chức vụ bộ trưởng lấy hậu thuẫn chính trị.

Tuy nhiên, một nhóm người ưu tú trong đảng ông đã được tưởng thưởng bằng các chức vụ quan trọng, trong đó có con gái bà Megawati là Puan Mahrani, người sẽ giám sát một trong 4 bộ phối hợp và ông Ryamizard Ryacudu, một cựu tướng lãnh với một thành tích nhân quyền có vấn đề, nay làm bộ trưởng quốc phòng.

Bà Rini Soemarno, một người được cho là người thân tín của bà Megawati và cựu bộ trưởng thương mai, cũng đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng đặc trách các công ty quốc doanh.

Các nhà phân tích nói những vụ bổ nhiệm này phản ánh một tinh thần thực tiễn không thể tránh khỏi nhưng cũng ngăn cản nỗ lực của ông Widodo đem lại sự phấn khởi về chính phủ của ông.

21 trong số 34 bộ trưởng trong nội các của ông Widodo hoặc có liên hệ với một đảng phái hoặc có liên hệ với các giới chức cấp cao trong đảng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG