Đường dẫn truy cập

Những người Campuchia sống sót tức giận khi chờ đợi phán quyết về Khmer Đỏ


Một khách du lịch xem bức chân dung cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ, còn được biết với tên gọi 'Người Anh số 2,' Nuon Chea, tại Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh, 2/8/2014.
Một khách du lịch xem bức chân dung cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ, còn được biết với tên gọi 'Người Anh số 2,' Nuon Chea, tại Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng ở Phnom Penh, 2/8/2014.

Toà án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn xét xử Khmer Đỏ chuẩn bị đưa ra phán quyết cho giai đoạn đầu của việc xét xử hai lãnh đạo cao niên của chế độ này vào ngày thứ Năm, trong một thời điểm có nhiều dự đoán từ những người sống sót của chế độ và một thử nghiệm lớn đối với sự ủy nhiệm của toà án.

Ông Nuon Chea, 87 tuổi và ông Khieu Samphan, 82 tuổi, đang đối diện với những bản án về vai trò lãnh đạo của họ trong chế độ.

Phán quyết ngày thứ Năm sẽ là một bước ngoặt của phiên toà, vốn cho tới nay mới chỉ xử và kết tội một thành viên khác của Khmer Đỏ. Nhưng đây cũng có thể là một điều thất vọng cho các nạn nhân.

Chờ bồi thường

Tại một cuộc họp ở Phnom Penh hôm thứ Tư, những người sống sót đang nôn nóng chờ phán quyết đã tỏ ra thất vọng khi toà án không đồng ý cấp bồi thường cá nhân cho họ. Nhiều người muốn có một số tiền nhỏ để thực hiện các nghi thức tôn giáo cho những người đã bị giết chết bởi chế độ Khmer Đỏ.
Beng Seourn từ tỉnh Svay Rieng, người đã chính thức gửi yêu cầu đòi bồi thường tiền đến tòa án, nói: “Tôi muốn nói chuyện với họ và yêu cầu họ công khai, tại sao họ không chấp nhận các yêu cầu bồi thường cá nhân của chúng tôi?”

Tuy nhiên, tiền không phải là thứ duy nhất mà một số người muốn. Bà Neang Sokhorn, một người sống sót từ tỉnh Preah Sihanouk, nói rằng bà muốn nhận một thẻ căn cước đặc biệt cho phép bà được chăm sóc y tế miễn phí.

Bị cáo Khieu Samphan, cựu chủ tịch nhà nước Khmer Đỏ
Bị cáo Khieu Samphan, cựu chủ tịch nhà nước Khmer Đỏ

Toà án được thành lập năm 2006 đã có lệnh ủy quyền xét xử các lãnh đạo của Khmer Đỏ về các tội ác tàn bạo và mang lại việc hòa giải quốc gia và sự xoa dịu cho những người sống sót. Hơn 1,7 triệu người đã chết trong khoảng thời gian chưa đầy bốn năm dưới thời Khmer Đỏ vì làm việc quá sức, chết đói hay bị hành quyết, để lại những vết sẹo tâm lý cho quốc gia này. Phán quyết ngày thứ Năm sẽ giải quyết những vết sẹo đó.

Bà Nou Leakhena, một nhà xã hội học đã giúp cho khoảng 170 nạn nhân hiện đang sống tại Mỹ, nói rằng thời gian đã hết đối với nhiều người sống sót, là những người cũng già như những người đang bị xét xử.

Nỗi sợ về sự thất vọng

Bà nói với ban tiếng Khmer của đài VOA trong một cuộc phỏng vấn: “Thời gian gần như đã hết. Tôi lo rằng họ có thể chết trước khi tòa án kết thúc công việc bởi vì sức khỏe của họ đã yếu đi rất nhiều và họ vẫn chưa nhận được phán quyết.”

Không chỉ thế, họ có thể còn bị thất vọng về kết quả. Nhiều người đã tức giận với phán tuyết đầu tiên của tòa án chống lại người chỉ huy tra tấn được gọi là Duch, người lúc đầu nhận bản án giảm nhẹ còn 19 năm tù vì vai trò cai quản một nhà tù lớn của Khmer Đỏ. Ông Duch sau đó bị án chung thân sau một kháng cáo từ các công tố viên.

Bà Nou Leakhena đã thực hiện một khóa tiền phán quyết vào tháng rồi cho những người mà bà từng làm việc chung để chuẩn bị cho họ điều tồi tệ nhất. Bà nói: “Thực ra, họ không tin 100% vào tòa án. Họ đã tự chuẩn bị về tâm lý. Chúng tôi chỉ muốn họ được chuẩn bị thêm về mặt tinh thần, trong trường hợp phán quyết không có tội thì họ không cảm thất thất vọng.”

Ông Henry Chhorn, một người sống sót mà những người thân bên vợ bị Khmer Đỏ giết chết vì nghĩa vụ quân sự của ông, nói rằng ông tìm “sự thật” về chế độ Khmer Đỏ trong quá trình xét xử của tòa án. Ông nói: “Tôi phải đòi công lý cho những người đã chết”. Ông cho biết ông sẽ cùng với nhiều người khác theo dõi sát bên ngoài tòa án hôm thứ Năm khi phán quyết được đọc lên.

Cùng nhau theo dõi

Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ (từ trái sang): Nuon Chea, Ieng Sary, và Khieu Samphan, tại một phiên xử ở Phnom Penh, 21/11/2011.
Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ (từ trái sang): Nuon Chea, Ieng Sary, và Khieu Samphan, tại một phiên xử ở Phnom Penh, 21/11/2011.

Đối với những người không thể đến toà án ở Phnom Penh, Trung tâm Tài liệu của Campuchia sẽ thực hiện nhiều chương trình truyền hình trực tiếp về phán quyết của tòa án tại 20 địa điểm trên khắp 12 tỉnh, tại các chùa, văn phòng quận và những nơi công cộng khác.

Ông Ly Sok Kheang, đứng đầu dự án công lý của trung tâm, nói: “Việc trình chiếu cho phép tất cả khán giả xem trực tiếp việc loan báo phán quyết. Sau khi xem, chúng tôi sẽ mở ra các diễn đàn thảo luận để họ bày tỏ tư tưởng về phán quyết và hàn gắn những tổn thương đã qua. Nếu họ không hài lòng thì bất cứ điều gì họ muốn, chúng tôi sẽ lắng nghe họ kỹ lưỡng. Trở thành người lắng nghe tốt là điều quan trọng để họ giải tỏa đau khổ.”

Giai đoạn đầu của việc xét xử, hiện sắp kết thúc, tập trung vào các cuộc di cư cưỡng ép ở Phnom Penh năm 1975.

Trong giai đoạn thứ hai của việc xét xử, ông Nuon Chea và Khieu Samphan đối diện với các bản ản về các tội ác tàn bạo, bao gồm tội diệt chủng, mà Khmer Đỏ bị cáo buộc phạm tội dưới sự lãnh đạo của họ.

Có đến hai triệu người Campuchia đã chết vì đói, vì làm việc quá sức và bị hành quyết trong suốt thời gian bốn năm cai trị của Khmer Đỏ, với nỗ lực tạo ra một xã hội cộng sản nông nghiệp không tưởng.

Lãnh đạo nhóm này là Pol Pot đã chết vào năm 1998 và người đồng sáng lập Ieng Sary chết vào đầu năm nay.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG