Đường dẫn truy cập

Người Hồi Giáo TQ tìm cách thay đổi hình ảnh


Cảnh sát có mặt ở khắp nơi trong thành phố Côn Minh đặc biệt là ở các khu trung tâm mua sắm lớn hoặc ở các khu giao thông công cộng.
Cảnh sát có mặt ở khắp nơi trong thành phố Côn Minh đặc biệt là ở các khu trung tâm mua sắm lớn hoặc ở các khu giao thông công cộng.

Trung Quốc nói họ đã kết án tử hình 3 người đàn ông và kết án tù chung thân 1 người phụ nữ tham gia một vụ tấn công bằng dao hồi tháng 3 làm hơn 30 người chết và 140 người bị thương. Bắc Kinh nói các phiến quân Hồi Giáo từ vùng phía tây bất kham của Trung Quốc, Tân Cương, đã tiến hành các cuộc tấn công này. Giờ đây, hơn 6 tháng sau khi vụ tấn công xảy ra những người dân của thành phố này vẫn đang phải chống chọi với hậu quả của nó. Bill Ide của VOA có bài tường trình từ Côn Minh.

Một điều rõ ràng là các cuộc tấn công đó đang có tác động lâu dài ở đây tại Côn Minh. Cảnh sát có mặt ở khắp nơi trong thành phố đặc biệt là ở các khu trung tâm mua sắm lớn hoặc ở các khu giao thông công cộng.

Bên ngoài Nhà thờ Hồi Giáo Vĩnh Ninh, một trong 6 nhà cầu nguyện chính của người Hồi Giáo ở Côn Minh, một xe van cảnh sát túc trực ở đó. Gần nhà thời Hồi Giáo này, quảng trường Kim Bích tràn ngập cảnh sát, một số mặc quân phục còn một số thì không. Cảnh sát mặc thường phục đi theo phóng viên trong khi phỏng vấn mọi người nhưng không can thiệp vào.

Những người Hồi Giáo ở Côn Minh nói rằng trong khi họ lên án bạo lực và nó không phản ánh niềm tin trung thực vào tín ngưỡng của họ, các cuộc tấn công tiếp tục gây ra một tác động.

Những người Hồi Giáo trên khắp Trung Quốc và thậm chí từ một số khu vực ở Nam Á có mặt kín các sảnh của nhà thờ Hồi Giáo Vĩnh Ninh chiều thứ 6 tuần trước, cùng ngày với các bản án về vụ tấn công được công bố.

Một người Hồi Giáo dân tộc Hồi từ Can Túc nói với VOA về cuộc sống ở Côn Minh sau các vụ tấn công đó. Ông bán thị cừu và bò nướng trên phố để kiếm sống. Ông nói “Tôi là một người Hồi Giáo và những kẻ tấn công cũng là người Hồi Giáo và bởi vậy nên khi những người khác nhìn vào tôi và chiếc mũ chỏm tôi đội họ nghĩ rằng tôi cũng từ Tân Cương.”

Ở Tân Cương nơi có các vụ bạo động và đàn áp an ninh, hầu hết những người Hồi Giáo là người dân tộc thiểu số Uighurs. Nhưng ở Côn Minh, hầu hết người Hồi Giáo là người dân tộc Hồi – họ không có các căng thẳng như vậy với chính phủ hay với người Hàn chiếm đa số ở Trung Quốc.

Ông Quế Tuấn Văn cũng là một người Hồi Giáo dân tộc Hồi và là giám đốc của nhà thờ Hồi Giáo Vĩnh Ninh. Ông nói có thể mất đến 5 năm để vượt qua tác động của những vụ tấn công đó.

Ông Quế nói: “Có những người (ở Côn Minh) có quan hệ trực tiếp giữa đạo Hồi Giáo và khủng bố và khi họ nhìn thấy người Hồi Giáo dân tộc Hồi họ nghĩ ngay là như vậy.”

Luôn có những căng thẳng giữa người Hồi Giáo và các nhóm người khác ở Trung Quốc.
Luôn có những căng thẳng giữa người Hồi Giáo và các nhóm người khác ở Trung Quốc.

Tuy nhiên ông nói rằng người Hồi Giáo đang dần “tìm cách thay đổi lại điều đó – họ giao tiếp và gây dựng niềm tin.”

Đối với một số người, có thể mất nhiều thời gian hơn để lấp đầy khoảng trống đó. Một người dân Côn Minh nói rằng luôn có những căng thẳng giữa người Hồi Giáo và các nhóm người khác ở Trung Quốc.

Một người đàn ông cho biết “có nhiều người Hồi Giáo ở Vân Nam và quan điểm về cuộc sống và phong tục của họ rất khác với hầu hết mọi người và thậm chí với những người Cơ Đốc Giáo.” Ông cũng nói “nó giống như là chúng tôi đang sống trong 2 thế giới khác nhau.”

Một người dân Côn Minh khác trẻ tuổi hơn nói những vụ tấn công đó đã gây bàng hoàng.

Anh ta nói anh ta “không thể hiểu được tại sao người dân Trung Quốc lại giết lẫn nhau như vậy.” Anh nói thêm rằng bây giờ khi anh đến những nơi vui chơi anh thấy sợ hãi và lo lắng.

Tuy nhiên, những người khác nói tình hình giờ đã không còn tệ lắm.

Một người phụ nữ là dân ở đây nói “hầu hết người Hồi Giáo ở Vân Nam là dân tộc Hồi và người Hồi đã luôn hòa hợp với người Trung Quốc.” Bà nói rằng đó chỉ là một nhóm nhỏ “những nhân tố xấu xa trong xã hội tham gia vào những hành động đó.”

Côn Minh đã luôn là tâm điểm của các tín ngưỡng tôn giáo và Vân Nam có hơn 20 nhóm dân tộc thiểu số sống ở đó nhưng người dân địa phương nói rằng nguy cơ bạo lực đang làm hỏng danh tiếng đó.

Hầu hết những người Hồi Giáo là người dân tộc thiểu số Uighur.
Hầu hết những người Hồi Giáo là người dân tộc thiểu số Uighur.

Ông Dương Trường Cửu đưa khẩn cấp 2 nạn nhân dính đầy máu đến bệnh viện bằng xe taxi của ông vào cái đêm cuộc tấn công xảy ra. Ông nói rằng các cuộc tấn công đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh của ông và ngành du lịch ở đây.

Ông Dương nói trong khi một số người thường nói không nhận khách là người từ Tân Cương bởi vì những kẻ tấn công là từ đó đến, thì ông không cảm thấy sợ điều đó. “Có người tốt người xấu ở Tân Cương,” ông Dương nói vậy. Nhưng ông nói chừng nào có người muốn đi xe, ông sẽ chở họ.

Không phải tất cả người dân Côn Minh đều đồng ý với ông Dương. Các vụ tấn công ở Côn Minh chỉ là một trong hơn chục vụ nổi dậy của bạo lực thiểu số và tôn giáo xảy ra ở Trung Quốc trong vòng hơn 1 năm rưỡi qua.

Những vụ tấn công đó, và những dòng tít trên báo hàng ngày ở đây về những cuộc xâm chiếm của Nhà nước Hồi Giáo ở Trung Đông, đang thách thức những người muốn thay đổi quan niệm rằng tất cả người Hồi Giáo là cực đoan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG