Đường dẫn truy cập

Người biểu tình Myanmar thề tiếp tục phản kháng trong lúc tình trạng mất internet lan rộng


Những người biểu tình chống đảo chính dơ 3 ngón tay của biểu tượng phản kháng và bức chân dung nhà lãnh đạo đã bị phế chuất, Aung San Suu Kyi, trong cuộc biểu tình ở thị trấn Tarmwe ở Yangon hôn 1/4.
Những người biểu tình chống đảo chính dơ 3 ngón tay của biểu tượng phản kháng và bức chân dung nhà lãnh đạo đã bị phế chuất, Aung San Suu Kyi, trong cuộc biểu tình ở thị trấn Tarmwe ở Yangon hôn 1/4.

Những người phản đối chế độ quân đội cầm quyền ở Myanmar tiếp tục tuần hành, đình công và tìm các phương thức liên lạc thay thế sau khi hầu hết người dùng internet bị cắt mạng hôm 2/4, dấu hiệu cho thấy họ không bị khuất phục trước cuộc đàn áp đẫm máu đã kéo dài trong hai tháng qua.

Hàng trăm người đã thiệt mạng khi tham gia biểu tình kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2 và nhiều người đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phơi bày việc dùng vũ lực thái quá của lực lượng an ninh, và để tổ chức chống lại sự cai trị của quân đội.

Nhà chức trách đã tắt các mạng viễn thông di động hôm 2/4 khi ra lệnh cho các nhà cung cấp internet cắt băng thông rộng không dây, làm mất quyền truy cập của hầu hết người dùng. Đáp lại, các nhóm chống đảo chính đã chia sẻ tần số vô tuyến, các ứng dụng di động như bản đồ hoạt động mà không cần kết nối dữ liệu và các mẹo sử dụng tin nhắn SMS thay thế cho các dịch vụ dữ liệu để liên lạc.

“Trong những ngày tiếp theo, sẽ có những cuộc biểu tình trên đường phố. Đánh du kích càng nhiều càng tốt. Xin hãy tham gia,” Khin Sadar, một thủ lãnh biểu tình, nói trên Facebook khi dự báo về sự cố internet, ám chỉ các cuộc biểu tình nhanh chóng hình thành ở những nơi bất ngờ và giải tán khi khi lực lượng an ninh xuất hiện.

Quân đội đã không cho biết hoặc giải thích về lệnh của họ khi yêu cầu các nhà cung cấp cắt băng thông rộng không dây. Internet chỉ được cung cấp qua hệ thống đường dây cố định, trong khi hầu hết các gia đình và doanh nghiệp ở Myanmar kết nối qua mạng không dây.

Nhà chức trách đã ra sức ngăn chặn phong trào chống đối đòi khôi phục chế độ dân sự và trả tự do cho lãnh đạo chính phủ được dân bầu Aung San Suu Kyi và các nhân vật khác.

Hôm 1/4, các luật sư của khôi nguyên giải Nobel Suu Kyi cho biết bà và bốn đồng minh của bà đã bị buộc tội vi phạm Đạo luật bí mật chính thức thời thuộc địa. Đây là cáo buộc nghiêm trọng nhất được áp dụng đối với bà. Người bị kết án tội danh này có thể chịu mức án lên đến 14 năm tù.

Khoảng 543 người đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc nổi dậy, theo dữ liệu của nhóm vận động của Hiệp hội tù nhân chính trị (AAPP), tổ chức đang theo dõi thương vong và những người bị giam giữ. Quân đội Myanmar nhiều lần nói rằng những người bị giết đã kích động bạo lực.

Những người biểu tình đã đốt các bản sao hiến pháp năm 2008 sau khi những người còn sót lại trong chính quyền của bà Suu Kyi tuyên bố họ đã yêu cầu thay đổi hiến pháp do quân đội soạn thảo.

Các nước phương Tây đã lên án cuộc đảo chính và bạo lực và một số nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế đối với quân đội Myanmar.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG