Đường dẫn truy cập

Cảnh sát Thái: Nghi can đã giao ba-lô chất nổ cho kẻ đánh bom


Nghi can Yusufu Mieraili mang hộ chiếu Trung Quốc, được xác định có sinh quán ở Tân Cương, quê hương của nhóm sắc tộc thiểu số Uighur.
Nghi can Yusufu Mieraili mang hộ chiếu Trung Quốc, được xác định có sinh quán ở Tân Cương, quê hương của nhóm sắc tộc thiểu số Uighur.

Cảnh sát Thái Lan cho hay một trong những nghi can bị bắt liên quan đến vụ đánh bom đền thờ ở Bangkok hồi tháng trước đã khai thêm những chi tiết về sự tham gia của nghi can này trong vụ tấn công như bị cáo buộc.

Nghi can Yusufu Mieraili thú nhận đã giao một túi đeo vai (ba-lô) chứa bom cho một đồng bọn là kẻ bị nghi đã để túi chất nổ đó lại đền thờ không lâu trước khi vụ nổ xảy ra.

Nhà chức trách Thái Lan cho biết như vậy. Hôm thứ Tư, cảnh sát đã đưa nghi can Mieraili trước công chúng để diễn lại những hành động mà nghi can này bị cáo buộc đã thực hiện hôm 17 tháng 8, ngày xảy ra vụ nổ khiến 20 người thiệt mạng.

"Đây là nơi mà nghi can này gặp nghi can mặc áo màu vàng vào giao túi đeo vai," ông Prawut Thavornsiri, một người phát ngôn của cảnh sát phát biểu bên ngoài một ga xe lửa ở Bangkok.

Video an ninh cho thấy một thanh niên gầy, tóc xù, mặc áo màu vàng đã để chiếc túi đeo vai gần đền thờ và bình tỉnh bỏ đi, ngay trước khi vụ bổ xảy ra.

Cảnh sát nói hai nghi can này tách ra hai hướng khác nhau sau khi trao đổi chiếc túi đeo vai.

Một người nước ngoài khác, được xác định tên là Adem Karadak, cũng bị bắt giam vì có dính líu đến vụ tấn công này, nhưng vai trò của nghi can này chưa được rõ.

Các giới chức nói rằng mẫu DNA của Mieraili được tìm thấy tại một căn hộ ở Bangkok, nơi các vật liệu chế chất nổ bị phát hiện. Giới hữu trách cũng cho biết nghi can thú nhận đã giữ một vai trò chính trong vụ tấn công.

Các nhà điều tra chưa bình luận về quốc tịch của hai người nước ngoài, nhưng nghi can Mieraili mang hộ chiếu Trung Quốc và được xác định có sinh quán ở Tân Cương, quê hương của nhóm sắc tộc thiểu số Uighur.

Truyền thông Thái Lan công khai liên kết vụ đánh bom này với việc Thái Lan trục xuất hơn 100 người sắc tộc Uighur hồi tháng 7. Tiếp theo sau vụ trục xuất đó, các cuộc biểu tình bạo động đã nổ ra ở Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào các sứ bộ ngoại giao của Thái Lan và Trung Quốc.

Đề thờ Erawan rất nổi tiếng với du khách Trung Quốc, một yếu tố làm cơ sở cho những suy đoán rằng người Uighur bị chính phủ Bắc Kinh ngược đãi nhắm mục tiêu tấn công vào nơi này.

Các giới chức Thái Lan không muốn gọi vụ tấn công này là một hành động khủng bố, vì lo sợ điều đó sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp du lịch quan trọng của Thái Lan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG