Đường dẫn truy cập

Myanmar tiến hành kiểm phiếu cuộc bầu cử lịch sử


Người tình nguyện đếm phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở trung tâm Yangon, ngày 8 tháng 11, 2015.
Người tình nguyện đếm phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở trung tâm Yangon, ngày 8 tháng 11, 2015.

Myanmar đang kiểm phiếu của cuộc bầu cử tương đối tự do lần đầu tiên của nước này sau một phần tư thế kỷ.

Các cử tri hân hoan bước ra khỏi các phòng phiếu với ngón tay có mực đen đánh dấu đã bỏ phiếu. Nhiều cử tri lần đầu tiên đi bầu.

Ước tính 32 triệu cử tri hợp lệ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm nay để chọn trong số hơn 6.000 ứng cử viên làm đại diện trong hai viện của quốc hội và nghị viện địa phương.

Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng người dân của đất nước trước đây gọi là Miến Điện, gọi cuộc bầu cử là "một minh chứng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh mà người dân Miến Điện đã thể hiện qua nhiều thập kỷ."

Ông cho biết cuộc bầu cử là "một bước tiến quan trọng," dù đã được "không phải là hoàn hảo."

Trong danh sách cử tri không có mấy trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya. Người dân thiểu số này không được bầu cử sau nhiều năm bị chính phủ gạt ra bên lề.

Lãnh tụ Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc Aung San Suu Kyi đến bỏ phiếu ở Yangon, ngày 8 tháng 11, 2015.
Lãnh tụ Đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc Aung San Suu Kyi đến bỏ phiếu ở Yangon, ngày 8 tháng 11, 2015.

Trong số những cử tri lần đầu tiên đi bỏ phiếu có biểu tượng dân chủ 70 tuổi Aung San Suu Kyi, người được một đám đông lớn những người ủng hộ và phóng viên đón chào tại một khu vực bỏ phiếu ở Yangon.

Bà Suu Kyi không phát biểu trước đám đông trong lúc các cận vệ của bà mở đường để bà vào phòng bỏ phiếu. Bà đã bị quản thúc tại gia khi Myanmar bầu cử tự do lần sau cùng vào năm 1990, và bị giam cầm tại nhà như vậy trong gần 20 tiếp theo sau đó.

Liên minh Dân chủ Toàn quốc (NLD) của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình này giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng kết quả của cuộc bầu cử năm đó bị chế độ quân nhân cầm quyền phớt lờ.

Tư lệnh quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing nói với các phóng viên báo chí sau khi ông bỏ phiếu ở thủ đô Naypyidaw rằng quân đội sẽ chấp nhận ý muốn của nhân dân.

Đảng NLD cần phải giành được hơn hai phần ba số ghế mới có thể thành lập chính phủ và chọn ra tổng thống. Nếu không giành được đủ số phiếu như vậy, đảng này sẽ phải thành lập liên minh với một số đảng phái nhỏ hơn để thành lập chính phủ.

Trong khi đó đảng đương quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển được quân đội hậu thuẫn chỉ cần giành được một phần ba số ghế là có thể tiếp tục nắm quyền, bởi vì quân đội đã tự động nắm giữ 25% số ghế trong quốc hội.

Quân đội Myanmar sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực lớn, và họ được bảo đảm các vi trí lãnh đạo trong các bộ quan trọng, như bộ quốc phòng, bộ nội vụ và cơ quan an ninh biên giới theo hiến pháp. Quân đội cũng có thể nắm lại quyền của chính phủ, và kiểm soát nền kinh tế.

Người ủng hộ Liên minh Dân chủ Toàn quốc hò reo khi họ xem một phần kết quả trên màn hình TV bên ngoài văn phòng của đảng ở Mandalay, Myanmar, ngày 8 tháng 11, 2015.
Người ủng hộ Liên minh Dân chủ Toàn quốc hò reo khi họ xem một phần kết quả trên màn hình TV bên ngoài văn phòng của đảng ở Mandalay, Myanmar, ngày 8 tháng 11, 2015.

Cuộc bầu cử hôm nay diễn ra 4 năm sau khi chính phủ quân nhân cầm quyền trong suốt một thời gian dài chuyển giao quyền hành lại cho một chính phủ dân cử dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein, người đã đưa ra một số cải cách nhằm chấm dứt tình trạng bị cô lập kinh tế và ngoại giao của Myanmar.

Bà Aung San Suu Kyi không được ra ứng cử tổng thống bởi vì hiến pháp của Myanmar, còn gọi là Miến Ðiện, không cho phép người nào có chồng hoặc con sinh ra ở nước ngoài làm tổng thống. Chồng quá cố của bà Suu Kyi là người Anh, và hai người con trai của bà cũng sinh ra ở Anh. Nhưng hôm thứ Năm bà nói rằng nếu đảng của bà thắng cử, bà sẽ nắm giữa một vai trò trong chính phủ "trên tổng thống." Bà không giải thích chi tiết tuyên bố đó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG