Đường dẫn truy cập

Mỹ hoạch định đàm phán đa phương về chuyển tiếp chính trị ở Syria


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Hoa Kỳ muốn tránh sự “sụp đổ hoàn toàn” của Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Hoa Kỳ muốn tránh sự “sụp đổ hoàn toàn” của Syria.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Kerry cho hay trong tuần này ông sẽ họp với các nhà lãnh đạo của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út và Jordani để thảo luận các phương án tái khởi động tiến trình đem lại một giải pháp chính trị cho tình hình ở Syria.

Trong một chuyến thăm Tây Ban Nha, ông Kerry tuyên bố Hoa Kỳ muốn tránh sự “sụp đổ hoàn toàn” của Syria và ông sẽ chỉ dự các cuộc đàm phán với sự trông đợi là tất cả các bên sẽ tìm cách hiểu rõ hơn các phương án đó là gì và cách thức xúc tiến ra sao.

Ông Kerry nói: “Tất cả mọi người, kể cả phía Nga và Iran, đều nói rằng không có giải pháp quân sự, vì thế chúng ta cần phải bắt đầu xem xét nỗ lực tìm ra một giải pháp chính trị. Đây là một tai họa cho nhân loại đe dọa đến sự toàn vẹn của cả một nhóm nước trong khắp khu vực.”

Nga đã tiến hành các cuộc không kích trong 3 tuần lễ để hỗ trợ cho quân đội Syria trong khuôn khổ một chiến dịch đã khơi ra sự chỉ trích gay gắt từ phía Hoa Kỳ và các nước khác cho rằng lực lượng Nga chủ yếu nhắm mục tiêu và phe nổi dậy chứ không phải các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo.

Nga đã tiến hành các cuộc không kích trong 3 tuần lễ để hỗ trợ cho quân đội Syria.
Nga đã tiến hành các cuộc không kích trong 3 tuần lễ để hỗ trợ cho quân đội Syria.

Ông Kerry nói nếu Nga chỉ có mặt ở đó để “nâng đỡ” cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì họ chỉ lôi cuốn thêm các phần tử chủ chiến vào cuộc giao tranh. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói tiếp: “Nếu mặt khác Nga có mặt ở đó để giúp ông Assad tìm ra một cách hướng tới một giải pháp chính trị cũng như chống lại Daesh và chủ nghĩa cực đoan, thì sẽ có thể có một con đường rất khác.”

Daesh là tên tắt tiếng Ả Rập của nhóm Nhà nước Hồi giáo. Ông Kerry gọi luồng dân di trú ồ ạt bỏ chạy qua châu Âu, nhiều người từ Syria, là một sự kiện chưa từng có trong thời cận đại và ông cho rằng có một nguy cơ thực sự là sẽ có thêm nhiều người nữa đi theo con đường đó nếu bạo lực ở Syria tiếp tục.

Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận gần 4.2 triệu người Syria đi tỵ nạn ở các nước láng giềng, với hơn 2 triệu người riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách các vấn đề Âu châu và Âu Á sẽ họp ở Ankara vào thứ Hai với các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về vụ khủng hoảng người tỵ nạn, cũng như về liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.

Thủ tướng David Cameron sắp loan báo các biện pháp mới để tìm cách ngăn chặn các thiếu niên gia nhập hàng ngũ cực đoan.
Thủ tướng David Cameron sắp loan báo các biện pháp mới để tìm cách ngăn chặn các thiếu niên gia nhập hàng ngũ cực đoan.

Ông Kerry cũng thảo luận về tầm quan trọng “cấp thiết” của việc ngăn chặn những người tìm cách đến Syria để tham gia phe chủ chiến, và nói rằng Hoa Kỳ cùng các nước khác đã có thể ngăn nhiều chiến binh thực hiện chuyến đi.

Vấn đề cũng là một trọng điểm ở Anh Quốc, nơi Thủ tướng David Cameron sắp loan báo các biện pháp mới vào thứ Hai để tìm cách ngăn chặn các thiếu niên gia nhập hàng ngũ cực đoan.

Kế hoạch bao gồm việc để cho phụ huynh được xin bãi bỏ sổ thông hành cho các thiếu niên 16 và 17 tuổi nếu họ lo ngại rằng con em họ có thể đi tới Syria hay Iraq. Kế hoạch cũng cấm bất cứ ai bị cáo buộc về các tội phạm khủng bố hay hoạt động quá khích không được làm việc với trẻ em và những người dễ bị tác động.

Văn phòng của Thủ tướng Cameron viện dẫn các số liệu của cảnh sát cho thấy đã có 338 vụ bắt giữ trong năm ngoái có liên quan đến chống khủng bố, với 157 vụ có liên hệ đến Syria và 56 vụ có liên quan đến những người dưới 20 tuổi.

VOA Express

XS
SM
MD
LG