Đường dẫn truy cập

Hơn 30 nghị sĩ Mỹ phản đối việc xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội

Hai nhóm nghị sĩ Mỹ với hơn 30 người vừa kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, giữa lúc giới chức Hà Nội cố gắng vận động Washington để sớm chấm dứt cảnh nhiều thập niên nay Việt Nam bị liệt vào hạng kinh tế phi thị trường.

Các yêu cầu của các nghị sĩ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong bối cảnh bộ này đang xem xét lại quy chế cho Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 7 tới.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đại diện bang Massachusettes, người đứng đầu một lá thư có chữ ký của 8 thượng nghị sĩ, nêu quan điểm trong một thông cáo hôm 29/1: “Việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà các tiêu chuẩn lao động chưa được cải thiện, bao gồm cả việc bật đèn xanh cho hàng hóa có sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”.

Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức ở Việt Nam cũng như mối quan hệ thương mại ngày càng tăng của nước này với Trung Quốc, đồng thời lập luận rằng việc trao quy chế nền kinh tế thị trường sẽ làm trầm trọng thêm những sự méo mó thương mại đang diễn ra và đe dọa người lao động và các ngành công nghiệp Mỹ, theo bức thư đề ngày 28/1.

Bà Warren nói thêm: “Bộ trưởng Raimondo nên lắng nghe mối quan ngại của người lao động Mỹ, không gây nguy hiểm cho an ninh việc làm của họ bằng chính sách thương mại tồi tệ”.

Tương tự, 25 dân biểu cũng gửi thư chung đến Bộ trưởng Raimondo, lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng.

“Chính phủ của chúng ta đã hoàn thành nghiên cứu sâu rộng để xác định rõ vai trò của Việt Nam như là một kênh chuyển tiếp hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng nhằm tránh né luật thương mại đã có từ lâu. Chúng tôi phải đảm bảo luật thương mại của chúng ta không bị xâm phạm”, một thông cáo dẫn lại lời của Dân biểu Rose DeLauro, đại diện bang Connecticut.

Thư của 25 dân biểu gửi Bộ Thương mại yêu cầu không cấp quy chế kinh tế cho Việt Nam.
Thư của 25 dân biểu gửi Bộ Thương mại yêu cầu không cấp quy chế kinh tế cho Việt Nam.

Các nghị sĩ cảnh báo một “quyết định vội vàng … sẽ làm suy yếu việc thực thi luật thương mại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chỉ càng khuếch trương và tạo lợi thế cho Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam mà thôi”, và làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ cũng như người lao động của họ”.

Các nghị sĩ cũng nhắc lại việc Bộ Tài chính Mỹ gửi tờ trình tới Quốc hội lưu ý rằng chưa có đối tác thương mại lớn nào thao túng tiền tệ của Mỹ, nhưng đã đưa Việt Nam trở lại “danh sách giám sát” về chính sách ngoại hối. Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tháng 10/2023 rằng họ sẽ xem xét tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam, quá trình sẽ hoàn tất trong 270 ngày.

Các dân biểu lập luận rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia chuyên chế với sự kiểm soát của nhà nước đối với các khía cạnh quan trọng của nền kinh tế. “Bộ Thương mại phải bảo vệ tính hiệu quả của luật thương mại quốc gia bằng cách duy trì tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam”, bức thư viết.

VOA đã liên lạc Bộ Thương mại Mỹ và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về hai bức thư của các nghị sĩ Mỹ, nhưng chưa được phản hồi.

Gần đây, các lãnh đạo Việt Nam thường xuyên vận động giới chức Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Vào tháng giữa 11/2023, khi phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở San Francisco, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng kêu gọi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế trường. Ông Thưởng nói rằng việc này cần được thực hiện “bằng quyết sách chính trị” chứ “không nên theo quy định một cách cứng nhắc”.

Trước đó, vào tháng 9/2023, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đưa ra đề nghị tương tự trong cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Rainmondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tại thủ đô Washington của Mỹ.

Phản hồi yêu cầu bình luận của VOA vào tháng 11/2023, Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ “sẽ xem xét tình trạng của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ”.

Hà Nội nói Mỹ xem VN là ‘kinh tế phi thị trường’ có hại cho quan hệ song phương
please wait

No media source currently available

0:00 0:02:16 0:00

Sáu tiêu chí

Trong hai bức thư, các nghị sĩ Mỹ liệt kê 6 tiêu chí dưới đây và cho rằng Việt Nam chưa đáp ứng được bất kỳ tiêu chí nào trong nhóm này.

Tiêu chí số 1: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền quốc gia sang đồng tiền nước khác. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của Chính phủ và không hoạt động độc lập. Trong khi đó, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách giám sát của Bộ Tài chính về thao túng tiền tệ.

Tiêu chí số 2: Mức độ mà mức lương ở nước ngoài được xác định thông qua thương lượng tự do giữa người lao động và cấp quản lý. Vào năm 2022, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận thấy Việt Nam áp dụng “những hạn chế đáng kể đối với quyền tự do lập hội của người lao động” và lưu ý việc nước này “sử dụng lao động trẻ em bị ép buộc”.

Tiêu chí số 3: Mức độ mà các công ty nước ngoài được phép liên doanh hoặc đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam chịu sự kiểm soát của nhà nước, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh tại đây.

Tiêu chí số 4: Mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ đối với tư liệu sản xuất. Việt Nam vẫn là một nước cộng sản với nền kinh tế tập trung, nhà nước. Mặc dù đã có một số cải cách trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng các tiêu chí để trở thành một nền kinh tế thị trường, vì các doanh nghiệp nhà nước “đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam”.

Tiêu chí số 5: Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ nguồn lực cũng như các quyết định về giá cả và sản lượng của doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước của mình hơn các đơn vị khác, và điều đó bao gồm việc sử dụng các biện pháp kiểm soát giá, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chủ chốt như “xăng dầu, thép, bê tông, vận tải, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và thiết bị y tế”.

Tiêu chí số 6: Các yếu tố khác, chẳng hạn như việc Trung Quốc sử dụng Việt Nam để tránh các nỗ lực siết các biện pháp thương mại và thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ: Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào từ Trung Quốc, khiến Việt Nam dễ gặp rủi ro về vấn đề lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng. Việt Nam hiện đang bị áp đặt 25 lệnh chống bán phá giá và 4 vụ điều tra nữa đang chờ xử lý.

Nhận định

Từ Tp. Hồ Chí Minh, chuyên gia kinh tế Mỹ gốc Việt Bùi Kiến Thành nêu nhận định của ông về yêu cầu của hai nhóm nghị sĩ Mỹ:

“Sáu điều khoản của các nghị sĩ nêu ra rất rõ ràng. Việt Nam phải cố gắng làm sao đáp ứng đầy đủ do pháp luật Mỹ quy định để được công nhận, chứ đi xin họ [công nhận] làm gì. Nếu mình chưa đủ điều kiện thì đừng đi xin xỏ”.

“Tôi thấy 6 điều kiện họ đưa ra là hợp lý. Nếu mình chưa hội đủ điều kiện thì mình đừng nên nói rằng là kinh tế thị trường. Các nhà quản lý của Việt Nam nên xem xét rõ những điều kiện mà các nghị sĩ Mỹ đưa ra để tự xét mình...nếu hội đủ các điều kiện đó thì họ công nhận mình thôi”.

Việt Nam bị Mỹ định danh là một nền kinh tế phi thị trường (NME) kể từ vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với quốc gia Đông Nam Á vào năm 2002, khiến hàng hóa của Việt Nam bị Mỹ áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại khi bán sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ông Marc Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, hôm 2/2 cho hay tại một cuộc hội thảo do Đại sứ quán Mỹ tổ chức rằng Bộ Thương mại Mỹ đang tiếp tục quá trình xem xét quy chế kinh tế phi thị trường của Việt Nam và quy trình này bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái, bao gồm việc lấy ý kiến đóng góp công khai.

“Chúng tôi, chính phủ Mỹ, cam kết thực hiện một quy trình công bằng và minh bạch, phù hợp với các quy tắc quốc tế”, ông nhấn mạnh, đồng thời cho biết rằng Mỹ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam, làm sâu sắc và tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG