Đường dẫn truy cập

Mùa hè ở trung tâm tình thương


Mùa hè ở trung tâm tình thương
please wait

No media source currently available

0:00 0:04:37 0:00

Chúng tôi gọi đây là trung tâm tình thương, mặc dù tên chính xác của nó là Trung tâm Điều trị và Nuôi dưỡng nạn nhân chất độc màu da cam. Tiếp chúng tôi là ông giám đốc, cũng là thương binh cấp độ 2/5 của quân đội Cộng sản. Người thương binh này, cũng giống như hai đồng nghiệp người Mỹ là vợ chồng bác sĩ Esther Bucher, trong suốt nhiều năm, tình nguyện làm việc tại trung tâm tình thương với mức lương 0 đồng. Nghĩa là ông chỉ đứng làm giám đốc điều hành mọi hoạt động, giám sát từng đồng ngân quĩ của trung tâm để tránh tình trạng thất thoát, nhưng ông không nhận lương. Và công việc của ông hằng ngày là chạy xe gắn máy từ nhà đến trung tâm, xem qua mọi sổ sách chi tiêu, đón nhận và công bố những khoản tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Sau đó ra vườn cùng các nhân viên cuốc đất, trồng rau và dạy những em bé khuyết tật kĩ năng giao tiếp xã hội.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc trung tâm Nạn nhân chất độc màu da cam Đức Phổ, Quảng Ngãi, chia sẻ với VOA: “Những người thiếu thốn tình cảm để hòa nhập cộng đồng thì trung tâm sẽ dạy cách đi đứng, hòa nhập, bởi vì những nạn nhân vào đây toàn người tàn tật do chất độc da cam. Vì vậy trung tâm dạy chữ, mong anh em biết cái chữ để ra xã hội hòa nhập cộng đồng, biết giao lưu với xã hội… như thế là chúng tôi mừng lắm. Không phải thế này mà còn thế hệ khác, để duy trì trung tâm này mãi mãi.”

Các thế hệ nhiễm chất da cam tại Việt Nam có thể nói hiện gồm hai thế hệ: nhiễm trực tiếp và thế hệ kế tục. Thế hệ nhiễm trực tiếp có một số người đã qua đời do bệnh tật, một số người đến khi tuổi già sức yếu thì chất độc hoành hành, tay chân bắt đầu bại liệt, như trường hợp bà Lê Thị Lùm, người đang tá túc và điệu dưỡng tại trung tâm. Nhóm các cháu nhỏ thế hệ thứ hai có nhiều độ tuổi, trong đó có một nhóm đặc biệt chỉ mới chưa đầy 15 tuổi. Cha mẹ của các cháu không hề tham gia chiến tranh, thậm chí sinh sau năm 1975, nhưng các cháu vẫn mang triệu chứng của chất da cam.

Bà Lê Thị Lùm cho biết: “Tôi bị chất độc ở trên núi. Sau này về huyện làm việc, rồi nghỉ hưu, sau đó mới biết mình bị ảnh hưởng chất độc da cam, nằm viện rồi lên đây. Ban đầu có chế độ nuôi hai tháng nhưng rồi sau thôi. Giờ mình tự lo ăn chứ nhà nước không nuôi vì mình có lương (thương binh) rồi. Giờ tôi chồng con không có nên ở đây, gắng xin cái nhà tình thương để mai mốt có cái nhà mà thờ.”

Làm sao để những trẻ em không đủ năng lực hành vi có thể hòa nhập với xã hội, cân bằng trong cuộc sống? Làm sao để một trung tâm đã xã hội hóa, nghĩa là ‘tự cung tự cấp’ có thể tồn tại một cách không què quặt giống như chính những con người mà nó đang cưu mang? Làm sao để tấm lòng đồng loại không bị phung phí khi họ tích cóp từng đồng gửi tặng trung tâm? Tất cả những câu hỏi này luôn là bài toán khó đối với trung tâm Đức Phổ.

“Nói chung là thiếu rất nhiều. Nhưng cần thì cần tài chính để duy trì trung tâm này, nên tôi kêu gọi cộng đồng chung tay để nuôi các cháu nạn nhân chất độc da cam tại trung tâm,” ông Toàn nói.

Dẫu sao, các trẻ em ở trung tâm này cũng may mắn hơn rất nhiều so với các trẻ em khác lang thang cơ nhỡ ngoài xã hội hay thậm chí đang sống trong các trung tâm mà giám đốc của nó sẵn sàng tuồn sữa ra ngoài để bán. Dẫu sao, trung tâm cũng có hai thiện nguyện viên đến từ Hoa Kỳ, họ luôn hết lòng với các cháu nhỏ và người già. Và nơi đây cũng có một ông giám đốc cựu chiến binh Cộng sản khi nghe chúng tôi yêu cầu trả lời phỏng vấn VOA thì vui vẻ trả lời với hi vọng sẽ có một ai đó thương tình các cháu, gửi tặng chút tiền nhỏ để cải thiện bữa ăn.

please wait
Embed

No live streaming currently available

0:00 0:00 Live

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG