Đường dẫn truy cập

Miến Điện bỏ tù ký giả bị cáo buộc tội phỉ báng


Nhà báo Myanmar biểu tình kêu gọi tự do báo chí bên ngoài văn phòng của báo Daily Eleven ở Rangoon (Ảnh tư liệu). Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, Myanmar đứng hạng thứ 144 trên 180 quốc gia về tự do báo chí.
Nhà báo Myanmar biểu tình kêu gọi tự do báo chí bên ngoài văn phòng của báo Daily Eleven ở Rangoon (Ảnh tư liệu). Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, Myanmar đứng hạng thứ 144 trên 180 quốc gia về tự do báo chí.

Hai ký giả tại Myanmar bị buộc tội phỉ báng và bị tuyên án 2 tháng tù vì một bài viết trong đó có trích dẫn phát biểu thiếu tâng bốc nói là của một thành viên trong quốc hội do quân đội chiếm ưu thế.

Việc kết án chủ bút Than Htaik Thu và phóng viên Hsan Moe Tun là vụ mới nhất làm dấy lên quan ngại về tình hình tự do báo chí xuống dốc tại Myanmar, quốc gia đã nỗ lực vươn lên từ hàng chục năm cai trị độc tài, hà khắc của quân đội.

Bài báo bị thắc mắc được viết từ năm ngoái, dẫn lời nhà lập pháp, thiếu tá Thein Zaw, gợi ý rằng các thành viên quân sự trong quốc hội có học vấn thấp. Nhà lập pháp này đã phủ nhận việc đưa ra bình luận như thế.

Kể từ khi sự cai trị trực tiếp của quân đội chấm dứt vào năm 2011, Myanmar đã thực hiện một số bước cải thiện quyền tự do ngôn luận, trong đó có việc chấm dứt kiểm duyệt trực tiếp báo chí trong nước và phóng thích các ký giả bị giam cầm.

Thế nhưng, cánh phóng viên tiếp tục là mục tiêu bị bắt bớ, uy hiếp, và kiểm duyệt. Nhiều ngòi bút đã bị tống giam sau khi tường thuật về các vấn đề mà chính phủ xem là quá nhạy cảm.

Theo tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí Phóng viên Không biên giới, Myanmar xếp thứ 144 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG