Đường dẫn truy cập

Ấn Độ sẽ xúc tiến các kế hoạch sản xuất thêm năng lượng hạt nhân


Supporters of former Ukrainian Prime Minister Yulia Tymoshenko take part in a rally in a tent camp in central Kyiv, Ukraine, May 30, 2012.
Supporters of former Ukrainian Prime Minister Yulia Tymoshenko take part in a rally in a tent camp in central Kyiv, Ukraine, May 30, 2012.

Vụ khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản đã châm ngòi trở lại cho một cuộc tranh luận tại Ấn Độ về năng lượng hạt nhân. Ấn Độ đang hoạch định chi ra hàng tỷ đô la để xây dựng các lò phản ứng nguyên tử mới. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Anjana Parischa từ New Delhi, các chuyên gia nói rằng quốc gia đói năng lượng này sẽ xúc tiến các kế hoạch đầu tư vào năng lượng hạt nhân.

20 lò phản ứng hạt nhân hiện hữu của Ấn Độ đóng góp chỉ có 3% vào sản lượng năng lượng của nước này. Nhưng sự kiện này sắp thay đổi.

Ấn Độ dự định đầu tư 175 tỷ đôla vào hàng chục lò phản ứng nguyên tử mới trong những năm sắp tới để năng lượng hạt nhân cung ứng cho khoảng 1/4 nhu cầu về năng lượng cho cả nước trước năm 2050. Các thỏa thuận đã được ký với Pháp và Nga để xây các lò phản ứng mới. Hoa Kỳ cũng dự kiến sẽ là một nước cung cấp chính các lò phản ứng nguyên tử trong tương lai.

Nhưng vào lúc Nhật Bản chật vật khống chế một vụ khủng hoảng tại các lò phản ứng của họ, các đảng đối lập tại Ấn Độ đã yêu cầu chính phủ duyệt lại các kế hoạch đầy tham vọng nhằm gia tăng việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Giới hoạt động chống hạt nhân đang kêu gọi đình chỉ việc bành trướng thêm và nêu ra các nguy cơ có thể xảy ra do một tai nạn.

Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ không xét lại các kế hoạch bành trướng sản suất năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, chính phủ nói rằng họ sẽ tái thẩm định các vấn đề về an toàn.

Ông V. Raghuraman là cựu cố vấn về năng lượng cho Tổng Công đoàng Công nghiệp Ấn Độ.

Ông V. Raghuraman nói: “Có những bài học cần phải rút ta. Đó là điều mà Ấn Độ sẽ làm. Vấn đề bây giờ sẽ là tái cứu xét và xem liệu con đường chúng ta đang hướng tới có cung cấp các biện pháp bảo về và thủ tục an toàn cần thiết đang được tổng hợp hay không, vậy là những điều này sẽ được đánh giá lại. Sẽ có một vài sự trì hoãn, nhưng sẽ không có vấn đề bãi bỏ tiến trình.”

Ðặc biệt, theo trông đợi sẽ có sự tập trung chú ý nhiều hơn vào các rủi ro về an toàn có thể xảy ra tại một lò phản ứng hạt nhân sắp được Pháp ây dựng ở Jaitapur, trong bang Maharashtra miền tây. Được cho là lò phản ứng lớn nhất thế giới, lò này sẽ sản xuất khoảng 10.000 megawatt điện. Nhưng một số quan ngại đã được nêu ra bởi vì địa điểm xây dựng nằm trên một vùng có thể bị động đất.

Năng lượng hạt nhân rất quan trọng đối với Ấn Độ. 40% trong khối dân trên 1 tỷ người của nước này sinh sống mà không có đường dây điện truyền vào nhà. Nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng cho thấy như cầu của các công nghiệp đang gia tăng. Và Ấn Độ cần có các chọn lựa khác với việc nhập dầu tốn kém.

Ông Raghuraman nói Ấn Độ cần phải sản xuất điện từ nhiều nguồn khác nhau.

Ông Raghuraman nói tiếp: “Ấn Độ sẽ phải viện tới nhiều sự chọn lựa. Họ không thể có tình huống hoặc thế này hoặc thế khác. Tôi không cho rằng người ta sẽ muốn dẹp bỏ hạt nhân.”

Tuy nhiên, với những hình ảnh Nhật Bản đang chống chọi để khống chế phóng xạ từ các lò phản ứng đang được chiếu đi trên khắp thế giới, cuộc tranh luận về năng lượng hạt nhân sẽ tiếp tục.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG