Đường dẫn truy cập

HRW kêu gọi VN hủy bỏ cáo buộc đối với ông Lê Đình Lượng


Gia đình ông Lê Đình Lượng kêu cứu trước phiên tòa ngày 30/7
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:32 0:00

Gia đình ông Lê Đình Lượng kêu cứu trước phiên tòa ngày 30/7

Hôm 27/7, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy các cáo buộc có động cơ chính trị đối với cựu chiến binh, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Lê Đình Lượng và phóng thích ông ngay lập tức.

Hôm 27/7, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy các cáo buộc có động cơ chính trị đối với cựu chiến binh, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Lê Đình Lượng và phóng thích ông ngay lập tức.

Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ xử vụ án của ông Lượng vào ngày 30/7 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trong thông cáo hôm 27/7, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW nói: “Chính quyền Việt Nam thường vận dụng các cáo buộc được tạo dựng với động cơ chính trị để trừng phạt các nhà hoạt động vì họ liên kết với các nhóm hoặc đảng phái chỉ trích chính quyền. Lê Đình Lượng có nguy cơ phải ngồi tù chỉ vì phản đối việc thải chất thải độc hại và các thảm họa môi trường, là những việc thuộc trách nhiệm của chính quyền phải xử lý.”

Chính quyền Việt Nam thường vận dụng các cáo buộc được tạo dựng với động cơ chính trị để trừng phạt các nhà hoạt động vì họ liên kết với các nhóm hoặc đảng phái chỉ trích chính quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.

Mãi tới đầu tháng 7/2018 thì Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An mới cấp giấy phép bào chữa cho luật sư của Lê Đình Lượng, HRW cho biết.

Truyền thông Việt Nam lên án ông Lê Đình Lượng là “kẻ phản động nguy hiểm” và là đảng viên của đảng Việt Tân.

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng.

Tháng 8/2017, ba tuần sau khi Lê Đình Lượng bị bắt, công an từ chối yêu cầu của luật sư Hà Huy Sơn muốn bào chữa cho Lê Đình Lượng, lấy lý do rằng một can phạm bị nghi ngờ đã có hành vi vi phạm an ninh quốc gia đặc biệt nghiêm trọng thì không được có luật sư bào chữa cho đến khi kết thúc điều tra vụ án.

Hôm 26/7, bà Nguyễn Thị Qúy, vợ của ông Lượng, nói với VOA rằng luật sự Sơn đã gặp được ông Lượng trong trại giam, nhưng công an điều tra vẫn không cho luật sư sao chụp toàn văn bản cáo trạng đối với ông Lượng, mà theo đó Viện Kiểm Sát có thể áp dụng khung hình phạt đến 20 năm tù, chung thân, hoặc tử hình.

“Luật sư vào thì không được chụp bản cáo trạng, mà chỉ được ngồi chép lại thôi. Tôi thấy rất bất công. Nhà nước làm những việc như thế đối với chồng tôi thật bất công, xã hội bất công, và chính quyền thật vô lý.”

Ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, là một nhà hoạt động người Công giáo từng tham gia nhiều hoạt động bị nhà cầm quyền Việt Nam coi là không chấp nhận được về chính trị. Ông ký đơn kiến nghị phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên và sau đó tham gia các cuộc biểu tình đông người phản đối Nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh từ năm 2016.

Ông Lượng công khai tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 5/2016. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với các tù nhân chính trị như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Viết Dũng và Hồ Đức Hòa.

Ông Nguyễn Văn Đài và bà Vũ Minh Khánh ở Đức kêu gọi trả tự do cho ông Lê Đình Lượng. Facebook Nguyen Van Dai
Ông Nguyễn Văn Đài và bà Vũ Minh Khánh ở Đức kêu gọi trả tự do cho ông Lê Đình Lượng. Facebook Nguyen Van Dai

VOA Express

XS
SM
MD
LG