Đường dẫn truy cập

HRW: Cuộc xét xử Huỳnh Thục Vy là một sự nhạo báng công lý


Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Facebook Nguyen Van Dai
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Facebook Nguyen Van Dai

Nhân vật bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy sẽ phải ra trước Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ để bị xét xử về cáo buộc “xúc phạm lá cờ quốc gia” về tội xịt sơn trắng lên lá cờ đỏ sao vàng, rồi đăng ảnh lên Facebook một ngày trước Ngày Quốc khánh 2 tháng 9. Cô Huỳnh Thục Vy giải thích lý do cô làm điều đó trên trang mạng xã hội: “Đất nước đang bị nhấn chìm dưới núi nợ nần! Không có gì để gọi là ăn mừng: nào là Formosa; nạn ô nhiễm; Ung thư; Thuốc giả; Tù nhân Lương tâm; Vi phạm nhân quyền…”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói chính quyền Việt Nam nên hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại cô Huỳnh Thục Vy. Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của HRW, ông Phil Robertson, nói trong thời gian qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã “tìm mọi lý do để trừng phạt Huỳnh Thục Vy vì những hoạt động của cô, vận động cho nhân quyền và dân chủ.

Nếu bị kết án, người sáng lập ra Hội Phụ nữ Việt Nam vì Nhân quyền, cũng là mẹ của một em bé mới khoảng 1 tuổi, sẽ phải đối mặt với bản án 3 năm tù giam. Phiên tòa đã được ấn định vào ngày 22/11, hôm qua đột nhiên bị hoãn lại cho tới ngày 30/11.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ sáng ngày 20/11 giờ Washington, ông Robertson nói:

“Chúng tôi rất quan tâm đến những trường hợp như thế. Cô Huỳnh Thục Vy lẽ ra không nên bị đưa ra tòa xét xử về những tội danh đó. Thật là “nực cười” khi chính quyền Việt Nam cố tình khép cô Vy vào tội ‘xúc phạm lá cờ quốc gia’. Rõ ràng nhà nước Việt Nam coi trọng các biểu tượng hơn là quyền làm người của nhân dân của chính họ. Phải hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Thục Vy, và nếu chính quyền cứ tiếp tục truy tố và bỏ tù cô, thì đó là điều mà các đối tác thương mại của Việt Nam, và các nước cấp viện cho Việt Nam, cần nêu lên với Việt Nam để đòi Hà nội trả tự do cho cô.”

Tư liệu- Phil Robertson, trái, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách Châu Á, tại một cuộc họp báo ở Phnom Penh, Cambodia vào tháng Ba 2015.
Tư liệu- Phil Robertson, trái, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách Châu Á, tại một cuộc họp báo ở Phnom Penh, Cambodia vào tháng Ba 2015.

Ông Robertson nói rõ ràng Việt Nam chưa tuân thủ các cam kết về nhân quyền đã được ghi trong thỏa thuận thương mại tự do EU-Việt Nam.

“Quan điểm của chúng tôi là còn quá sớm để chung kết thỏa thuận này. Việt Nam phải được cho biết là nước này phải cải thiện tình trạng nhân quyền trước khi EU tưởng thưởng cho Việt Nam với một thỏa thuận thương mại tự do như thế.”

Được hỏi thế ông không cho hành động của Huỳnh Thục Vy, xịt sơn trắng lên lá cờ Việt Nam, là một hành động có tính cách xúc phạm? Ông Robertson trả lời:

“Hành vi đó không nên được coi như một tội hình sự. Chắc chắn không phải một hành động đáng bị bỏ tù. Tôi nghĩ VN lẽ ra phải thừa nhận rằng đây là một hành vi nhằm thể hiện quan điểm chính trị, Thục Vy có quyền nói lên quan điểm của mình.”

“Hành vi đó không nên được coi như một tội hình sự. Chắc chắn không phải một hành động đáng bị bỏ tù. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đã phản ứng quá mức. Họ lẽ ra phải thừa nhận rằng đây là một hành vi nhằm thể hiện quan điểm chính trị, rằng Thục Vy có quyền nói lên quan điểm của mình. Cô ấy đã làm điều đó một cách ôn hòa, không làm hại ai, và chính quyền Việt Nam không nên bỏ tù cô vì hành vi đó.”

Ông Robertson nói trong thời gian qua, không những Thục Vy mà cả gia đình cô, cha và em cô… đã trở thành mục tiêu bị chính quyền sách nhiễu, phân biệt đối xử, trấn áp tinh thần, thậm chí, bị đàn áp có hệ thống. Cha của Huỳnh Thục Vy, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, là một tù nhân chính trị đã từng bị giam cầm nhiều năm. Ông Robertson nói:

“Gia đình của Vy đều nói lên những gì họ suy nghĩ, họ đã thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và đứng lên đòi hỏi các quyền của họ, hậu quả là họ đã bị chính quyền nhắm tới và bị đối xử tàn tệ. Việt Nam cần ngưng ngay những hành động sách nhiễu đối với gia đình này.”

Phó Giám Đốc HRW đặc trách Châu Á còn nói rằng lẽ ra chính quyền Việt Nam phải cảm ơn gia đình họ Huỳnh và các công dân khác đã chỉ ra các vấn đề mà đất nước đang đối mặt, chẳng hạn như nạn tham nhũng dưới nhiều hình thức, nạn ô nhiễm môi trường vv.. để có cách đối phó hay giải quyết:

“Chính quyền Việt Nam lại tìm cách che đậy những hành vi sai trái, và vi phạm các quyền của dân thay vì lắng nghe sự thật từ các bloggers và các công dân khác cũng quan tâm tới tình hình đất nước”.

Ông Robertson bày tỏ quan tâm là phiên tòa diễn ra tại Dắk lắk, nhà cầm quyền khó có thể chấp thuận cho các nhà ngoại giao và các bên quan tâm khác tới theo dõi phiên tòa.

“Tôi tin rằng điều quan trọng là mọi người phải chú ý tới vụ xét xử để bảo đảm chính quyền không vi phạm các quyền căn bản của Thục Vy, tôi cho rằng cả vụ xét xử này là một trò nhạo báng công lý.”

Huỳnh Thục Vy là kẻ phản động?

Nhưng dưới con mắt của nhà cầm quyền Việt Nam thì Huỳnh Thục Vy hình như đã được xếp vào thành phần ‘phản động’.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga
Nhà hoạt động Trần Thị Nga

Trong một bài báo tải lên trang mạng Việt Nam Thời Luận vào tháng Ba năm 2018, tác giả Tứ Hoàng gọi Huỳnh Thục Vy là một kẻ phản động. Tác giả bài báo giải thích rằng phản động là “thuật ngữ dành cho những kẻ có hành động chống đối đảng, Nhà nước, những kẻ bán nước, hại dân, phản bội dân tộc”, viện những hoạt động của Thục Vy biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn, tham gia các khóa huấn luyện xuống đường đấu tranh bất bạo động “để lật đổ chính quyền Việt Nam”. Bài báo còn chỉ trích “Hội Phụ nữ nhân quyền” do Huỳnh Thục Vy và Trần Thị Nga đồng sáng lập là một tổ chức được một số nhân viên sứ quán Mỹ, phương Tây hậu thuẫn để thúc đẩy phát triển “lực lượng đối lập” trong phái nữ.

Một số nhà hoạt động cũng dùng các phương tiện truyền thông xã hội để bênh vực Huỳnh Thục Vy và hỗ trợ bà Trần Thị Nga, đồng sáng lập Hội Phụ nữ Việt Nam vì Nhân quyền, đang thi hành bản án tù 9 năm về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Về bà Trần Thị Nga, Phó Giám Đốc đặc trách Châu Á của HRW Phil Robertson nói:

“Bà Trần Thị Nga đang thọ án tù chỉ vì đã nói lên quan điểm của mình một cách ôn hòa, vì đã dám phát biểu, dám đứng dậy trước cường quyền, và vì bà đã đòi các quyền cho chính mình và cho nhân dân Việt Nam. Chúng tôi không thấy bà làm bất cứ điều gì để đáng bị trừng phạt với bản án tù như thế, và chúng tôi sẽ kêu gọi để bà được trả tự do.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG