Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ loan báo viện trợ nhân đạo cho nạn nhân vụ xung đột ở Syria


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) họp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, 12/9/14
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) họp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, 12/9/14

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông loan báo sẽ cung cấp thêm 500 triệu đôla viện trợ nhân đạo cho những người bị tác động của cuộc chiến tranh ở nước láng giềng Syria. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Scott Stearns, ông Kerry đang họp với các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về một liên minh quốc tế chống lại các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.

Khoản tài trợ mới của Hoa Kỳ tập trung cả vào thường dân bị thất tán bên trọng Syria lẫn hơn 3 triệu người Syria đang tỵ nạn ở Jordanie, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Liban và Ai Cập.

Phần đóng góp cho cứu trợ nhân đạo lớn sẽ thông qua lời yêu cầu của Liên Hiệp Quốc đề nghị Syria và nhắm mục tiêu dành hơn 240 triệu cho người Syria ở trong nước, kể cả người Palestine.

Ngân khoản này dành hơn 100 triệu cho người tỵ nạn ở Liban, hơn 56 triệu cho người tỵ nạn ở Jordani, và gần 48 triệu cho người Syria tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngân khoản bao gồm gần 30 triệu cho Iraq và 15 triệu cho Ai Cập.

Với hơn một nửa dân số Syria bị thất tán trong cuộc xung đột, ngân khoản này đưa viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2011 lên đến hơn 2,9 tỷ đôla và nằm trong khuôn khổ cuộc vận động lớn hơn của chính quyền Obama nhằm tập hợp các nước láng giềng chống lại các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo.

Thổ Nhĩ kỳ là trung tâm của nỗ lực ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo tài trợ và chuyển lậu dầu khí và hạn chế luồng chiến binh nước ngoài. Chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Hoa Kỳ ở đây là một cơ hội nữa để gặp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Casuglovu, là người đã cùng với ông ở Ả Rập Xê-út hôm thứ năm hội đàm với các nhà lãnh đạo Ả Rập đồng ý tham gia liên minh chống chiến binh Nhà nước Hồi giáo.

Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ từ khước không ký một thông cáo chung ở Jeddah về việc góp phần vào một cuộc chiến toàn diện để phản bác “chủ thuyết ghê tởm” của nhóm này, và nếu thấy là thích đáng, tham gia “nhiều mặt của một chiến dịch quân sự phối hợp.

Thổ Nhĩ Kỳ có chung một đường biên giới dài với Syria, qua đó nhiều tân binh gần đây nhất của Nhà nước Hồi giáo được cho là đã vượt qua. Tại cuộc họp ở Jeddah, các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay họ đã từ chối không cho nhập cảnh hơn 6 ngàn người có thể la tân binh và đã trục xuất 1 ngàn người khác.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA, Ngoại trưởng Kerry nói đó là một thách thức mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là nghiêm trọng:

“Nhiều chiến binh nước ngoài đã di chuyển thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thể có rất nhiều điều phải thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ về các vai trò có thể đóng ở đây, nhưng rõ ràng là họ có một số cảm xúc nhất thời và chúng ta hiểu điều đó. Vì thế chúng ta sẽ ngồi xuống với nhau và bàn về hướng đi sắp tới.”

Những cảm xúc ấy bao gồm những con tin Thổ Nhĩ Kỳ đang bị Nhà nước Hồi giáo cầm giữ ở Syria cũng như vai trò của người sắc tộc Kurd trong cuộc chiến. Ngoại trưởng Kerry nói trong một liên minh gồm tới 40 quốc gia, thì mỗi nước sẽ đóng góp theo cách riêng của mình.

“Một số nước phải siết chặt luồng tiền bạc, các nước khác siết chặt luồng vũ khí, những nước khác phải siết chặt luồng chiến binh nước ngoài. Có tất cả những hình thức nỗ lực phối hợp sẽ cần phải tập trung vào để liên minh có thể mang lại hiệu quả.”

Sau Thổ Nhĩ Kỳ, ông Kerry sẽ lên đường đến Ai Cập để hội đàm với chính phủ mới ở đó về việc chống lại Nhà nước Hồi giáo và hậu thuẫn cho cuộc ngưng bắn ở Gaza.

VOA Express

XS
SM
MD
LG