Đường dẫn truy cập

Hàn Quốc phủ nhận cáo buộc khủng bố của Triều Tiên


Nam Triều Tiên phủ nhận cáo buộc của Bắc Triều Tiên cho rằng các nhà hoạt động đào tị tại Seoul đứng sau các hành vi bị coi là phá hoại ở miền Bắc. Họ nói rằng cáo buộc đó là một điều ‘lố bịch’.

Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên cho biết cảnh sát và Cơ quan Tình báo Quốc gia đã tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ 4 người, bao gồm cả một nhà lập pháp mới lần đầu làm việc tại quốc hội, hiện bị Bình Nhưỡng đe dọa.

Trong một thông cáo bất thường hôm thứ ba, Bắc Triều Tiên cáo buộc 4 người âm mưu làm nổ tung các bức tượng và thực hiện các âm mưu khủng bố khác. Thông cáo nói những người đó sẽ không thể thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng.

Phát ngôn viên của Bộ Thống nhất, bà Park Soo-jin, nói rằng cáo buộc của miền Bắc là không đúng sự thật, và không đáng để trả lời.

Bà Park nói rằng Bình Nhưỡng đang đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng những người đào tị từ Bắc Triều Tiên thực hiện những vụ bắt cóc và những hành vi khủng bố.

Một trong những người bị Bắc Triều Tiên nêu tên là ông Cho Myung-chul, thuộc đảng Saenuri đương quyền ở Nam Triều Tiên. Ông Cho, là người từ Bắc Triều Tiên trốn sang miền nam và đang phục vụ nhiệm kỳ đầu tại quốc hội, nói rằng ông cảm thấy ‘phẫn nộ’ bởi lời cáo buộc đó.

Ông Cho nói với các phóng viên tại Quốc hội rằng đó là một sự công kích thô bạo của Bình Nhưỡng và ông nói rằng mối đe dọa của Bắc Triều Tiên đối với những người đào tị ở Nam Triều Tiên là không thể tha thứ.

Hai người đào tị khác, ông Kim Song-min, người sáng lập Đài phát thanh Bắc Triều Tiên Tự do, và ông Park Sang-hak, người thả truyền đơn bằng bóng bay sang Bắc Triều Tiên, đã bị Bình Nhưỡng đe dọa cùng với ông Kim Young-hwan, một nhà hoạt động được nhiều người biết tiếng.

Ông Kim Young-hwan trước đây là lãnh đạo của một đảng cánh tả hoạt động ngầm, và là một nhân vật gây chia rẽ trong thời gian dài trên bán đảo Triều Tiên. Trong những năm 1980, ông từng giúp lãnh đạo các cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài nắm quyền ở Seoul thời đó.

Ông bị cầm tù tại Nam Triều Tiên trong hai năm. Năm 1991, ông được tàu ngầm hai lần đưa lén vào Bắc Triều Tiên để gặp nhà sáng lập nước này là Kim Il Sung. Nhưng sau này ông lại trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ hệ thống chính quyền đàn áp của Bắc Triều Tiên.

Trong tuyên bố phát sóng trên đài phát thanh của Bình Nhưỡng hôm thứ 3, ông Kim bị gọi là ‘đứa con hoang bán nước đáng ghê tởm’.

Ông Kim Young-hwan và hai đồng sự đã bị bắt tại Trung Quốc hôm 29 tháng 3. Họ đã bị giữ ở đó cho tới ngày 20 tháng 7 về tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Ông Kim nói với truyền thông Nam Triều Tiên rằng các nhân viên an ninh Trung Quốc đã dùng dùi cui điện để tra tấn ông và đe dọa đưa trả ông về Bắc Triều Tiên. Ông nói rằng những người bắt ông đã ép buộc ông ký vào một tờ khai để bác bỏ chuyện bị ngược đãi và thú nhận ông đã vi phạm luật pháp Trung Quốc.

Ông Kim cho biết ông muốn Cao ủy Nhân quyền LHQ điều tra các cáo giác của ông. Ông nói rằng ông cũng có kế hoạch nộp đơn kiện dân sự chống lại giới hữu trách Trung Quốc.

Ông Kim cho biết ông tới Trung Quốc chỉ để thu thập thông tin về tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên và để hỗ trợ người tị nạn từ Bắc Triều Tiên hiện ở Trung Quốc. Ông đã phủ nhận các thông tin rằng ông âm mưu lập kế hoạch đào tẩu cho một giới chức cấp cao Bắc Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên, hiện đối mặt với áp lực từ các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, hôm thứ ba thông báo kế hoạch phỏng vấn khoảng 600 công dân khác để xác định xem họ có bị ngược đãi trong các nhà tù của Trung Quốc hay không.
. Họ nói rằng cáo buộc đó là một điều ‘lố bịch’. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gởi về bài tường thuật do Nguyễn Trung trình bày sau đây.

Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên cho biết cảnh sát và Cơ quan Tình báo Quốc gia đã tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ 4 người, bao gồm cả một nhà lập pháp mới lần đầu làm việc tại quốc hội, hiện bị Bình Nhưỡng đe dọa.

Trong một thông cáo bất thường hôm thứ ba, Bắc Triều Tiên cáo buộc 4 người âm mưu làm nổ tung các bức tượng và thực hiện các âm mưu khủng bố khác. Thông cáo nói những người đó sẽ không thể thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng.

Phát ngôn viên của Bộ Thống nhất, bà Park Soo-jin, nói rằng cáo buộc của miền Bắc là không đúng sự thật, và không đáng để trả lời.

Bà Park nói rằng Bình Nhưỡng đang đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng những người đào tị từ Bắc Triều Tiên thực hiện những vụ bắt cóc và những hành vi khủng bố.

Một trong những người bị Bắc Triều Tiên nêu tên là ông Cho Myung-chul, thuộc đảng Saenuri đương quyền ở Nam Triều Tiên. Ông Cho, là người từ Bắc Triều Tiên trốn sang miền nam và đang phục vụ nhiệm kỳ đầu tại quốc hội, nói rằng ông cảm thấy ‘phẫn nộ’ bởi lời cáo buộc đó.

Ông Cho nói với các phóng viên tại Quốc hội rằng đó là một sự công kích thô bạo của Bình Nhưỡng và ông nói rằng mối đe dọa của Bắc Triều Tiên đối với những người đào tị ở Nam Triều Tiên là không thể tha thứ.

Hai người đào tị khác, ông Kim Song-min, người sáng lập Đài phát thanh Bắc Triều Tiên Tự do, và ông Park Sang-hak, người thả truyền đơn bằng bóng bay sang Bắc Triều Tiên, đã bị Bình Nhưỡng đe dọa cùng với ông Kim Young-hwan, một nhà hoạt động được nhiều người biết tiếng.

Ông Kim Young-hwan trước đây là lãnh đạo của một đảng cánh tả hoạt động ngầm, và là một nhân vật gây chia rẽ trong thời gian dài trên bán đảo Triều Tiên. Trong những năm 1980, ông từng giúp lãnh đạo các cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài nắm quyền ở Seoul thời đó.

Ông bị cầm tù tại Nam Triều Tiên trong hai năm. Năm 1991, ông được tàu ngầm hai lần đưa lén vào Bắc Triều Tiên để gặp nhà sáng lập nước này là Kim Il Sung. Nhưng sau này ông lại trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ hệ thống chính quyền đàn áp của Bắc Triều Tiên.

Trong tuyên bố phát sóng trên đài phát thanh của Bình Nhưỡng hôm thứ ba, ông Kim bị gọi là ‘đứa con hoang bán nước đáng ghê tởm’.

Ông Kim Young-hwan và hai đồng sự đã bị bắt tại Trung Quốc hôm 29 tháng 3. Họ đã bị giữ ở đó cho tới ngày 20 tháng 7 về tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Ông Kim nói với truyền thông Nam Triều Tiên rằng các nhân viên an ninh Trung Quốc đã dùng dùi cui điện để tra tấn ông và đe dọa đưa trả ông về Bắc Triều Tiên. Ông nói rằng những người bắt ông đã ép buộc ông ký vào một tờ khai để bác bỏ chuyện bị ngược đãi và thú nhận ông đã vi phạm luật pháp Trung Quốc.

Ông Kim cho biết ông muốn Cao ủy Nhân quyền LHQ điều tra các cáo giác của ông. Ông nói rằng ông cũng có kế hoạch nộp đơn kiện dân sự chống lại giới hữu trách Trung Quốc.

Ông Kim cho biết ông tới Trung Quốc chỉ để thu thập thông tin về tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên và để hỗ trợ người tị nạn từ Bắc Triều Tiên hiện ở Trung Quốc. Ông đã phủ nhận các thông tin rằng ông âm mưu lập kế hoạch đào tẩu cho một giới chức cấp cao Bắc Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên, hiện đối mặt với áp lực từ các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, hôm thứ ba thông báo kế hoạch phỏng vấn khoảng 600 công dân khác để xác định xem họ có bị ngược đãi trong các nhà tù của Trung Quốc hay không.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG