Đường dẫn truy cập

Đưa Malaysia, Singapore vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ,  Mỹ bị chế nhạo


Tư liệu: Bảng giá các đơn vị tiền tệ khác nhau trên thế giới. Ảnh chụp ở Teheran hôm 7/8/2018. AP Photo/Ebrahim Noroozi)
Tư liệu: Bảng giá các đơn vị tiền tệ khác nhau trên thế giới. Ảnh chụp ở Teheran hôm 7/8/2018. AP Photo/Ebrahim Noroozi)

Động thái của Mỹ hôm thứ Tư, ghi tên các nền kinh tế năng động của Đông Nam Á như Malaysia, Singapore và Việt Nam, vào danh sách các nước cần theo dõi về thao túng tiền tệ, đã bị các nước này chính thức phản đối, đồng thời trở thành đề tài bị các nhà phân tích mang ra nhạo báng.

Trong khi 9 nước, trong đó có Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc, bị nêu tên trong danh sách mới nhất các nước cần chú ý đặc biệt, không có nước nào được xác nhận là đã thao túng tiền tệ.

Một số nhà quan sát trong khu vực đặt nghi vấn liệu nêu tên các nước Đông Nam Á, bên cạnh Ý và Ireland, trong danh sách này có liên hệ gì với các quan hệ kinh tế mật thiết giữa các nước này với Trung Quốc, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc với Washington?

Ông Song Seng Wun, kinh tế gia thuộc Ngân hàng tư CIMB, nói:

“Động thái này không logic một chút nào… ở đây, Singapore, chúng tôi thật sự không tin nổi là có chuyện đó!”

Danh sách mà Bộ Tài chính Mỹ gọi là “danh sách cần theo dõi về thao túng tiền tệ” được Bộ phổ biến mỗi năm hai lần, đã gây tranh cãi trong quá khứ khi dùng những tính toán phức tạp để xác định liệu một nước có thao túng tiền tệ hay không.

Có tất cả 21 nước đang bị xem xét trong phúc trình, trong khi Thụy Sĩ và Ấn Độ đã được gỡ tên trong danh sách cần theo dõi.

Singapore bị ghi tên vì thặng dư tài khoản vãng lai và đã mua ngoại tệ trị giá ít nhất 17 tỉ USD trong năm 2018.

Malaysia và Việt Nam bị ghi tên vào danh sách vì có thăng dư thương mại song phương lớn với Mỹ và thặng dư tài khoản vãng lai.

Malaysia và Việt Nam là hai nước trong số các quốc gia được coi là được hưởng lợi trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, kinh tế gia Song nói nên đặt nghi vấn liệu các nước ASEAN có nguy cơ bị Washington dán nhãn là “thao túng tiền tệ” vì được lợi từ đầu tư nước ngoài, và nhờ đó tăng xuất khẩu sang Mỹ?

Ngân hàng trung ương của Malaysia và Singapore lập tức phản bác cáo buộc cho rằng họ đã bóp méo giá trị đơn vị tền tệ của họ để hưởng lợi khi xuất khẩu.

hối thúc dân Singapore bớt tiết kiệm... sẽ chẳng ai nghe, tương tự như Singapore bảo Hoa Kỳ hãy kiểm soát súng ống hay đừng phí tiền bạc xây bức tường thành dài nghìn dặm”
Ông Jeffrey Halley, nhà phân tích cấp cao của Công ty môi giới Oanda

Nhà phân tích cấp cao của công ty môi giới Oanda, ông Jeffrey Halley, nói đối với ông, vấn đề này có thể được xem như “một cơn bão trong một tách trà.”

Nhà phân tích làm việc ở Singapore đặc biệt chỉ trích báo cáo của Mỹ, hối thúc Singapore kiềm hãm mức thặng dư tài khoản vãng lai bằng cách hạ lãi xuất tiết kiệm và tăng tiêu thụ nội địa.

Ngân hàng trung ương Singapore nói mức thặng dư tài khoản vãng lai phải được xét “trong bối cảnh của nó” và là kết quả của một nền kinh tế đang trưởng thành, dẫn đến giảm đầu tư và tăng tiết kiệm.

Ông nói:

“Đúng là Singapore có thặng dư tài khoản vãng lai, nhưng đạt được kết quả đó là do chính sách tốt, luật pháp, hệ thống cấu trúc hạ tầng và lực lượng lao động tốt.”

Ông nói hối thúc người dân Singapore bớt tiết kiệm, có phần chắc sẽ chẳng ai nghe, tương tự như nếu Singapore nói Hoa Kỳ hãy kiểm soát súng ống hay hãy đừng phí tiền bạc để xây những tường thành dài nghìn dặm”.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG