Đường dẫn truy cập

Công ty Việt Nam vận động vũ khí ở Mỹ trước thềm APEC


Công ty Việt Nam vận động vũ khí ở Mỹ trước thềm APEC
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:49 0:00

Công ty Việt Nam vận động vũ khí ở Mỹ trước thềm APEC

Chi nhánh tại Mỹ của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel chi khoảng 40 nghìn đôla (hơn 900 triệu đồng) một tháng cho nỗ lực vận động về quốc phòng và vũ khí tại Washington.

Theo nội dung của bản hợp đồng ký hai tháng trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump mà VOA Việt Ngữ có trong tay, VTA Telecom Corporation, chi nhánh tại Hoa Kỳ của Viettel, đã thuê công ty McDermott Will & Emery vận động nhánh hành pháp và lập pháp của Hoa Kỳ về “các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia và quốc phòng của Việt Nam”.

McDermott tìm cách tận dụng quyết định gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giao thương quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Hợp đồng của Viettel với McDermott có đoạn.

“McDermott tìm cách tận dụng quyết định gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ giao thương quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”, văn bản ký hôm 6/9 có đoạn.

Hợp đồng kéo dài tới cuối tháng Hai năm 2018 này cho hay rằng McDermott có kế hoạch gặp gỡ và vận động các thành viên quốc hội cũng như các quan chức quốc phòng, thương mại và ngoại giao Hoa Kỳ.

Theo tài liệu đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ, VTA Telecom Corporation “hỗ trợ việc sản xuất thiết bị và các dịch vụ viễn thông của Viettel”, vốn được coi là “nhà cung cấp viễn thông lớn nhất ở Việt Nam”, “sản xuất cả thiết bị dân sự và quân sự”.

Thời hạn của bản hợp đồng kéo dài trong khoảng thời gian Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng rồi tới Hà Nội thăm chính thức Việt Nam.

Sau Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Việt Nam ngày 10/11.
Sau Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Việt Nam ngày 10/11.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận định với VOA tiếng Việt rằng “việc Viettel thuê một công ty vận động ở Mỹ là một diễn biến lớn và cho thấy rằng việc hợp tác về công nghệ quốc phòng rất có khả năng xảy ra”.

Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ về Hợp tác Quốc phòng năm 2015 có đề cập tới khả năng hợp tác về công nghệ và chuyển giao công nghệ quốc phòng. Đây là một sở trường của Viettel. Việt Nam nhiều khả năng cũng sẽ tìm kiếm các công nghệ quốc phòng liên quan tới lĩnh vực hàng hải. Cũng có thể có sự hợp tác về lĩnh vực mạng và không gian”.

Việc Viettel thuê một công ty vận động ở Mỹ là một diễn biến lớn và cho thấy rằng việc hợp tác về công nghệ quốc phòng rất có khả năng xảy ra.
Giáo sư Carl Thayer.

VOA Việt Ngữ đã email cho ông Quang Huy, được cho là đại diện của Viettel ở Mỹ, để hỏi thêm về bản hợp đồng vận động quốc phòng và vũ khí nhưng thư điện tử bị trả lại.

Trước Viettel, chính phủ Việt Nam đã trả cho một công ty vận động hành lang khác của Mỹ là Podesta hơn một triệu đôla để vận động giới lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ trong vòng 5 năm qua. Đây khoảng thời gian nhiều quan chức cấp cao của Việt Nam đã tới thăm Nhà Trắng, trong đó có chuyến đi được coi là lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 cũng như chuyến công du Việt Nam năm 2016 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Khi ấy, ông Obama đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho Hà Nội “tậu” khí tài từ Hoa Kỳ.

Tổng thống Obama thông báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam khi thăm Hà Nội năm ngoái.
Tổng thống Obama thông báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam khi thăm Hà Nội năm ngoái.

Khi được hỏi rằng vấn đề Việt Nam mua vũ khí của Mỹ có nằm cao trong nghị trình chuyến thăm chính thức của ông Trump hay không, giáo sư Carl Thayer nói:

“Ngân sách quốc phòng của Việt Nam được quyết định phần lớn bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Không có dấu hiệu nào cho thấy rằng ngân sách quốc phòng sẽ gia tăng nhanh chóng. Việt Nam chưa ký hợp đồng vũ khí lớn nào sau khi mua các tàu ngầm lớp Kilo [của Nga]. Một ngoại lệ là việc mua hơn 60 xe tăng T-90 từ Nga”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ có đoạn.

Nhà nghiên cứu về Việt Nam nói thêm: “Chính vì thế, các hợp đồng mua vũ khí quy mô lớn của Mỹ nhiều khả năng sẽ không diễn ra trong tương lai gần. Chúng đắt đỏ và bên cạnh đó, việc bảo dưỡng cũng như sự hỗ trợ hậu cần đều dựa trên công nghệ của Nga. Một phi vụ mua bán lớn duy nhất có thể là một chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton thứ hai [của Mỹ]”.

Tuyên bố chung của ông Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của người đứng đầu chính phủ Việt Nam hồi giữa năm nay, có đoạn viết rằng ông Phúc “tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển”.

Nhà Trắng thông báo rằng sau khi dự hội nghị APEC ngày 11/11, ông Trump sẽ tới Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam và sẽ có các cuộc trao đổi với Chủ tịch Trần Đại Quang cũng như các quan chức cấp cao khác của Việt Nam.

Khi thăm Hoa Kỳ hồi giữa năm nay, ông Phúc từng bày tỏ "quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ".
Khi thăm Hoa Kỳ hồi giữa năm nay, ông Phúc từng bày tỏ "quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Hoa Kỳ".

Trong buổi cung cấp thông tin chuyến đi cho báo giới ở Nhà Trắng hôm 3/11, một quan chức cấp cao của Mỹ nhận định rằng Việt Nam là “đối tác xuất sắc” của Mỹ, và rằng chuyến thăm của ông Trump “cho thấy tầm quan trọng mà Hoa Kỳ đặt vào mối quan hệ đối tác với Việt Nam”.

Chuyến thăm Việt Nam của ông Trump trùng thời điểm với chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Diễn biến này quan trọng vì Việt Nam muốn duy trì sự tự chủ của mình và tránh rơi vào quỹ đạo của bất kỳ cường quốc nào.
Giáo sư Carl Thayer nói.

Nhận định về chặng dừng chân ở Đà Nẵng và Hà Nội trong chuyến đi kéo dài nhiều ngày tới châu Á, giáo sư Carl Thayer cho rằng nó “có ý nghĩa đối với cả hai nước”.

“Đối với Việt Nam, chuyến thăm của ông Trump tới Hà Nội rõ ràng mang tính biểu tượng về việc chính quyền Mỹ cam kết mở rộng quan hệ đối tác chiến lược từng đàm phán dưới thời kỳ nắm quyền của ông Obama. Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng đối với Việt Nam và Việt Nam đang mưu tìm cách thức làm sâu sắc mối quan hệ kinh tế và thương mại với Mỹ dù ông Trump quyết định rút khỏi TPP”, chuyên gia về Việt Nam nhận định.

“Chuyến thăm Việt Nam của ông Trump trùng thời điểm với chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Diễn biến này quan trọng vì Việt Nam muốn duy trì sự tự chủ của mình và tránh rơi vào quỹ đạo của bất kỳ cường quốc nào. Cả ông Tập và ông Trump sẽ đi tới quyết định rằng họ cần phải hỗ trợ Việt Nam duy trì độc lập vì nó mang lại lợi ích cho cả Bắc Kinh và Washington”.

VOA Express

XS
SM
MD
LG