Đường dẫn truy cập

Chuyên gia: Lãnh tụ tối cao Iran có quyền chung quyết thỏa thuận hạt nhân


Supporters of U.S. Republican presidential nominee Donald Trump react at his election night rally in Manhattan, New York, Nov. 8, 2016.
Supporters of U.S. Republican presidential nominee Donald Trump react at his election night rally in Manhattan, New York, Nov. 8, 2016.

Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei có phần chắc sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu nước này có chấp nhận một thỏa thuận hạt nhân hay không, nếu một thỏa thuận đạt được vào cuối tháng này, theo nhận định của các chuyên gia phân tích Trung Đông.

Trong khi các cuộc thương nghị tiếp tục qua đến cuối tuần giữa Iran và các cường quốc, các nhà phân tích nói Khamenei, 75 tuổi, là quyền lực chính trị tối cao mạnh nhất bởi vì ông ta kiểm soát những cần chính của quyền lực. Ông ta chỉ huy lực lượng vũ trang, hệ thống tư pháp cũng như đài phát thanh và truyền hình nhà nước. Lãnh tụ Khamenei cũng lãnh đạo chính sách đối ngoại của Iran.

Ông Patrick Clawson, Giám đốc về Nghiên cứu tại Viện Chính sách Cận đông Washington, nói với đài VOA rằng lãnh tụ tối cao “là người duy nhất và quan trọng nhất tại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran và là người có quyền chung quyết về các cuộc đàm phán hạt nhân.”

Cho đến nay lãnh tụ Khamenei đã tỏ ra ủng hộ các nhà thương nghị của Iran. Hồi tháng 2, lãnh tụ Khamenei đã nói với một nhóm giới chức Không lực Iran rằng, “Tôi ủng hộ tiến bộ trong các cuộc thương nghị hạt nhân và nếu đạt được một thỏa thuận tốt, tôi sẽ đồng ý với thỏa thuận ấy và tin rằng quốc gia Iran sẽ không chống đối một thỏa thuận trong đó phẩm giá, sự tôn trọng, và các quyền lợi được bảo vệ.”

Lãnh tụ Khamenei nói, “Người Mỹ đã nhiều lần nói chúng ta không có một thỏa thuận nào còn hơn là một thỏa thuận xấu. Phải tôi cũng tin như thế. Chúng tôi nghĩ không có thỏa thuận còn tốt hơn là một thỏa thuận xấu đi ngược lại với quyền lợi quốc gia là hạ nhục quốc gia Iran vĩ đại.”

Tác động của chế tài

Các chuyên gia phân tích nói đa số công chúng Iran ủng hộ một thỏa thuận hạt nhân, bởi vì các biện pháp chế tài đang làm tê liệt nền kinh tế.

Trong khi đi mua sắm tại một ngôi chợ ở Tehran, Tahereh Sadeghi nói, “cách đây vài năm trước khi có chế tài, tình hình tốt hơn nhiều. Nay giá cả mọi thứ đều tăng gấp đôi hay gấp ba.”

Các chuyên gia phân tích nói nền kinh tế èo uột đang đè áp lực lên ông Khamenei đòi chấp thuận một thỏa thuận hạt nhân.

Ali Alfoneh, một học giả Iran và là giảng viên kỳ cựu của Quỹ Phòng vệ các nền Dân chủ, nói với đài VOA, “Ông Khamenei đang lắng nghe những tinh hoa kỹ trị đó bên trong cơ chế tinh hoa của Iran nói với ông ta rằng Iran đang sắp khánh tận và đang cần tiền mặt, cần được bãi bỏ chế tài, và đây chính xác là hình thức bãi bỏ chế tài mà ông sẽ có được trong khuôn khổ một cuộc mặc cả hạt nhân với Hoa Kỳ.”

Các chuyên gia nói ông Khamenei lên nhậm chức lãnh tụ tối cao trong một vị thế yếu và đã trải qua nhiều năm vun đắp các quan hệ với đội Vệ binh Cách mạng.

Đội Vệ binh được thành lập sau cuộc cách mạng Iran năm 1979 để bảo vệ hệ thống Hồi giáo của nước này.

Ông Clawson nói ông Khamenei “nay thực sự là người lãnh đạo đội Vệ binh Cách mạng hơn là một giáo sĩ nổi tiếng. Đây là đội Vệ binh Cách mạng là cơ sở quyền lực tự nhiên của ông, chứ không phải là các giáo sĩ.”

Các chuyên gia phân tích nói các thành viên của Đội Vệ binh Cách mạng đang ráo riết vận động đòi vũ khí hạt nhân, mặc dầu chính phủ Iran nhấn mạnh rằng chương trình hạt nhân là nhằm mục đích hòa bình.

Ông Khamenei từng nói Iran cần phải chứng tỏ “sự linh động anh dũng.” Ông Alfoneh nói, “ông là người tìm cách đạt được sự đồng thuận cho chương trình hạt nhân và ông cũng có tiếng nói quyết định nếu Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran đạt được một thỏa thuận hay không.

Đã có những lời đồn đoán ầm ĩ về sức khỏe của ông Khamenei. Tháng 9 năm ngoái, truyền thông nhà nước cho thấy các hình ảnh hiếm hoi của Ayatollah trong bệnh viện sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Chuyên gia phân tích Clawson nói, “rất có thể tình trạng sức khỏe của ông Khamenei còn tệ hại hơn nhiều so với những gì họ loan báo khi ông nhập viện. Và rằng họ đang chuẩn bị người cho cái chết của ông. Nhưng đó chỉ là lời đồn. Chúng ta không biết điều đó,” ông nói.

Mới đây Hội Chuyên gia Iran, nhóm giáo sĩ phụ trách tuyển chọn và giám sát lãnh tụ tối cao, đã bầu một chủ tịch mới. Hội đồng đã chọn Mohammad Yazdi, chứ không phải Tổng thống Akbar Hashemi Rafsanjani.

Ông Khamenei không có người kế nhiệm được chỉ định và các chuyên gia phân tích trông đợi một cuộc tranh giành quyền lực trước khi chọn được một người.

Ông Alfoneh nhận xét, “Chúng ta đã thấy cuộc tranh chấp quyền lực ở Iran giữa hai phe chính.”

Ông nói, “Một phe là phe kỹ trị do ông Rafsanjani và các ủng hộ viên lãnh đạo, nhưng còn phe kia nằm dưới sự lãnh đạo của Đội Vệ binh Cách mạng và những ủng hộ viên dân sự bên trong giới giáo sĩ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG