Đường dẫn truy cập

Cắt ngân sách Bộ Ngoại giao và viện trợ quốc tế


Dự thảo ngân sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Bộ Ngoại giao, Cơ quan viện trợ nước ngoài.
Dự thảo ngân sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Bộ Ngoại giao, Cơ quan viện trợ nước ngoài.

Toà Bạch Ốc sắp sửa công bố ngân sách hôm thứ Năm 16/3 và Tổng thống Donald Trump đã khẳng định rằng ông có ý định tăng chi tiêu quân sự bằng cách cắt giảm mạnh chi tiêu của Bộ Ngoại giao, viện trợ nước ngoài và những khoản đóng góp của Hoa Kỳ cho các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc. Trong khi một số nhà phân tích nói quyết định cắt giảm như vậy có thể tăng tính hiệu quả của nền ngoại giao Mỹ, nhiều người khác kể cả giới hoạt động bênh vực nhân quyền và một số nhà lập pháp Mỹ nói họ mạnh mẽ chống đối việc cắt mạnh ngân sách của Bộ Ngoại giao và viện trợ quốc tế. Từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Thông tín viên Cindy Saine của Đài VOA gửi về bài tường trình sau đây do Hoài Hương trình bày.

Các nhà ngoại giao và nhân viên khác làm việc tại Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giời đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những biện pháp cắt giảm ngân sách quy mô, cùng với việc giảm mạnh viện trợ nước ngoài, theo lời chuyên gia về phát triển toàn cầu George Ingram trong cuộc trao đổi với VOA:

“Tôi được nghe là tỷ lệ cắt giảm có phần chắc sẽ ở mức trên dưới 30%, và đề xuất ban đầu của Cơ quan Quản lý Ngân sách (OMB) là 37% nhưng đã gặp sự chống đối của Ngoại Trưởng. Ông nói “đừng cắt 37% trong năm đầu tiên, mà nên trải dài trong vòng 3 năm. Đó là điều mà chúng ta có phần chắc sẽ chứng kiến, ngân sách sẽ bị cắt vào khoảng 30.”

Các tổ chức bênh vực nhân quyền và nhân đạo nói tác động đối với người tị nạn và những nhóm người trong tình huống khó khăn khác trên khắp thế giới sẽ khó lường, theo óng/bà Adotei Akwei của Hội Ân xá Quốc tế nói chuyện với VOA qua Skype:

“Các tổ chức xã hội dân sự, các chính quyền, tôi nghĩ họ đều hết sức quan tâm không những về việc rút đi những tài nguyên hay cắt giảm tài nguyên, mà tôi tin rằng họ vô cùng lo lắng về chỗ trống do sự thiếu vắng sự hiện diện của Mỹ trong tư cách một đối tác, một động lực để cải tiến, sáng tạo, và lẽ đương nhiên trong tư cách là một tiếng nói bênh vực nhân quyền.”

Tuy nhiên một số nhà phân tích nói rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là một cơ quan hành chánh quan liêu có thể được chấn chỉnh với các biện pháp cắt giảm. Ông James Robert thuộc Hội Heritage, trước đây là một nhà ngoại giao, nói với VOA:

“Tôi tin rằng hãy còn rộng chỗ để tái tổ chức và cải tiến Bộ Ngoại giao, tăng tính hiệu quả và biến Bộ này thành một cơ quan hữu hiệu trong tư cách là một đại diện cho nhân dân Mỹ, và một tay chơi ở nước ngoài bởi vì Bộ buộc phải có một hệ thống quyền lực đơn giản hơn, tập trung vào nên chi tiền như thế nào. Như vậy ngân sách sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, và vâng đương nhiên kết quả là sẽ phải có một số sự cắt giảm.”

Chuyên gia phát triển quốc tế George Ingram còn là một nhân viên kỳ cựu tại điện Capitol. Ông nói quốc hội Mỹ sẽ không chấp nhận những khoản cắt giảm quá mạnh tay như thế đối với viện trợ quốc tế và Bộ Ngoại giao. Ông nói:

“Điều mà chúng ta chứng kiến trong tháng trước là lời phản đối ồn ào của các dân biểu và nghị sĩ thuộc cả hai đảng phái, cho rằng cắt giảm quy mô ngân sách cho các vấn đề quốc tế là điều không thể chấp nhận được. Thế cho nên tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến những sự chống trả mạnh mẽ tại quốc hội trong năm nay.”

Cuộc chiến toàn cầu để đánh bại tổ chức tự xưng là Nhà Nước Hồi giáo cũng có thể bị phương hại vì những cắt giảm ngân sách quá lớn đối với nền ngoại giao Mỹ, theo lời Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Lindsey Graham.

“Tôi muốn uỷ ban ngân sách của quốc hội hiểu rõ rằng nếu chúng ta thông qua bất cứ ngân sách nào mà cắt giảm tận đáy ngân sách Bộ Ngoại giao, thì chúng ta sẽ không bao giờ thắng cuộc chiến này. Trên thực tế, nhóm Nhà Nước Hồi giáo sẽ được tôn vinh.”

Ngân sách của Tổng thống Trump có phần chắc sẽ là trọng tâm của một cuộc tranh luận vô cùng gay gắt tại điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ, trong những tháng sắp tới.​

VOA Express

XS
SM
MD
LG