Đường dẫn truy cập

Châu Âu trải thảm đỏ, đón Thủ tướng Trung Quốc


Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) thảo luận với Thủ tướng Trung Quốc.
Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) thảo luận với Thủ tướng Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sắp kết thúc một chuyến thăm châu Âu, nơi ông đã ký một loạt các hiệp định kinh tế và thỏa thuận thương mại.

Nhiều nước Âu châu đã đăng ký gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở mới của Trung Quốc – được một số người coi là đối thủ của Ngân hàng Thế giới.

Trong tuần vừa qua, thảm đỏ đã được trải ra khắp các thành phố Âu châu để tiếp đón Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc. Biến đổi khí hậu là đề tài được đặt cao trong nghị trình – nhưng kinh tế và thương mại là đề tài bao trùm.

Phát biểu tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Brussels, ông Lý nói Trung Quốc và châu Âu phải mở rộng đầu tư chung và thậm chí thực hiện những vụ đầu tư hỗn hợp.

Trung Quốc đã thiết lập một công cụ để đầu tư hỗn hợp – đó là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu tức AIIB, với 50 thành viên sáng lập, trong đó có Anh Quốc, Pháp và Đức. Washington đã kêu gọi các đồng minh Âu châu chớ đăng ký gia nhập.

Ngân hàng này có số vốn ban đầu là 100 tỷ đôla – và châu Âu nóng lòng muốn gia nhập, theo ông Raffaelllo Pantuccci, thuộc Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia.

Ông nói: “Có rất nhiều cơ sở hạ tầng cần phát triển ở châu Á ở một nơi trên thế giới thực sự cần đến điều đó. Do đó tham gia từ giai đoạn sớm sủa giúp định hình phương hướng của ngân hàng, theo tôi là điều thực sự chủ chốt.”

Chống thế giới đơn cực

Trung Quốc coi AIIB là một cách để chống lại điều mà Bắc Kinh nhận thấy là một thế giới đơn cực nằm dưới sự thống trị của Hoa Kỳ, theo bà Olivia Gippner của trường Kinh tế London, trong cuộc phỏng vấn qua Skype.

Hoa Kỳ với quyền phủ quyết trong IMF, Hoa Kỳ với quyền phủ quyết trong Ngân hàng Thế giới. Các cải cách của IMF được đồng ý vào năm 2010, nơi các nước đang phát triển thực sự lẽ ra phải có quyền bỏ phiếu ở mức cao đang bị Hoa Kỳ ngăn chặn.
Bà Olivia Gippner của trường kinh tế London nói.

Bà nói: “Hoa Kỳ với quyền phủ quyết trong IMF, Hoa Kỳ với quyền phủ quyết trong Ngân hàng Thế giới. Các cải cách của IMF được đồng ý vào năm 2010, nơi các nước đang phát triển thực sự lẽ ra phải có quyền bỏ phiếu ở mức cao đang bị Hoa Kỳ ngăn chặn.”

Washington đã bày tỏ sự quan ngại rằng AIIB có thể được sử dụng để tài trợ các mục đích sách lược nhiều hơn là kinh tế. Tiêu chuẩn tài trợ có phần chắc sẽ khác với Ngân hàng Thế giới, hay IMF, theo ông Pantucci.

Ông nói: “Ở một số nước ở nhiều nơi tại Trung Á hay Nam Á có khó khăn trong việc đối phó với một số tiêu chuẩn do các ngân hàng quốc tế đề ra. AIIB có thể góp phần giúp đỡ ở đó hơn.”

Trung Quốc đã ký một loạt các thỏa thuận thương mại – kể cả việc mua 45 chiếc máy bay Airbus do châu Âu chế tạo trị giá 11 tỷ đôla, và mở cửa một phân xưởng Airbus ở Trung Quốc.

Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký thành luật một dự luật cho phép ông thương thuyết nhanh về các thỏa thuận thương mại. Hoa Kỳ đang dẫn đầu Đối tác Xuyên Thái Bình Dương bao gồm 40 phần trăm thương mại thế giới. Trung Quốc không dự phần vào thỏa thuận này.

Thủ tướng Đức, TQ tổ chức tham vấn giữa 2 chính phủ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:00 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG