Đường dẫn truy cập

Căng thẳng Triều Tiên ‘hạ nhiệt’?


Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng James Mattis trong một cuộc họp báo chung ngày 21/6/2017.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng James Mattis trong một cuộc họp báo chung ngày 21/6/2017.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày 14/8 giảm nhiệt khi Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải được giải quyết một cách hòa bình và các giới chức Mỹ cũng hạ giảm nguy cơ chiến tranh đang lộ diện.

Quan ngại về việc Bắc Triều Tiên sắp đạt mục tiêu đặt lãnh thổ Mỹ vào tầm ngắm của một vũ khí hạt nhân khiến căng thẳng tăng cao trong những tháng gần đây.

Tuần trước, Tổng thống Donald Trump cảnh báo quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng nổ súng nếu Bắc Triều Tiên hành động thiếu khôn ngoan sau khi Bình Nhưỡng đe dọa phóng phi đạn vào vùng biển gần đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.

“Không nên gieo thêm chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Dù chúng ta phải đối mặt với những thăng trầm, tình hình hạt nhân của Bắc Triều Tiên phải được giải quyết một cách hòa bình,” Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói trong một cuộc họp với các phụ tá và cố vấn cao cấp.

Ông Moon nhấn mạnh: “Tôi chắc là Hoa Kỳ sẽ đáp ứng với tình hình hiện tại một cách bình tĩnh và có trách nhiệm phù hợp với lập trường của chúng ta.”

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson gởi một thông điệp hòa dịu đến Bắc Triều Tiên trong một bài xã luận đăng trên Báo The Wall Street ngày 13/8.

“Hoa Kỳ không quan tâm đến việc thay đổi chế độ hay đẩy mạnh việc thống nhất Triều Tiên. Chúng tôi không tìm cách biện minh cho việc điều động binh sĩ Mỹ trú đóng tại phía bắc Vùng Phi quân sự,” các giới chức nói khi đề cập đến một số lo ngại của Bình Nhưỡng là Washington có ý định tối hậu là thay đổi chế độ của quốc gia cô lập này.

Bài xã luận này có giọng điệu hòa dịu hơn với Bắc Triều Tiên so với những lời tuyên bố của Tổng thống Trump. Ông Trump tuần trước cảnh cáo Bình Nhưỡng là sẽ có “hỏa thịnh nộ” nếu Bắc Triều Tiên mở một cuộc tấn công.

Ông Mattis và ông Tillerson đều nhấn mạnh là Hoa Kỳ nhắm vào việc “thực hiện hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và giải tán chương trình phi đạn đạn đạo của chế độ Bắc Triều Tiên.”

“Dù ngoại giao là những biện pháp chúng tôi muốn dùng trong việc thay đổi hành động của Bắc Triều Tiên, nhưng những biện pháp này được các giải pháp quân sự hỗ trợ,” họ nói.

Hoa Kỳ đang dùng “chính sách quy trách nhiệm chiến lược” đối với Bắc Triều Tiên, hai giới chức này viết, nhưng không rõ chính sách này khác biệt như thế nào đối với chính sách “kiên nhẫn chiến lược” của cựu Tổng thống Barack Obama.

VOA Express

XS
SM
MD
LG