Đường dẫn truy cập

Campuchia tăng mức lương tháng tối thiểu lên 140 đôla


Thông báo hôm thứ Năm của Bộ Lao động cho hay mức lương tối thiểu sẽ tăng lên tới 140 đôla một tháng cho 700.000 công nhân trong ngành dệt may bắt đầu từ tháng Giêng năm tới.
Thông báo hôm thứ Năm của Bộ Lao động cho hay mức lương tối thiểu sẽ tăng lên tới 140 đôla một tháng cho 700.000 công nhân trong ngành dệt may bắt đầu từ tháng Giêng năm tới.

Chính phủ Campuchia hôm thứ Năm cho hay mức lương tối thiểu cho khu vực dệt may trong nước, khu vực công nghiệp xuất khẩu chính và tuyển dụng nhiều nhất, sẽ tăng lên đến 140 đôla một tháng. Đó là mức tăng gần 10%, cao hơn so với ý muốn của các nhà sản xuất nhưng còn thấp hơn nhiều so với đòi hỏi của các công đoàn. Từ Phnom Penh, thông tín viên Robert Carmichael gửi về bài tường thuật.

Thông báo hôm thứ Năm của Bộ Lao động cho hay mức lương tối thiểu sẽ tăng lên tới 140 đôla một tháng cho 700.000 công nhân trong ngành dệt may bắt đầu từ tháng Giêng năm tới.

Việc tăng lương từ mức 128 đôla trước đây diễn ra sau nhiều tuần thương thuyết gay go giữa chính phủ, các nhà sản xuất và các công đoàn.

Hiệp hội Sản xuất hàng Dệt may ở Campuchia, còn gọi tắt là GMAC, đại diện cho trên 600 nhà máy xuất khẩu quần áo và giày dép, nói rằng họ chấp nhận mức tăng này mặc dầu đã vận động cho một con số thấp hơn.

Tổng giám đốc Ken Loo của GMAC nói: “Trong tư cách là những thực thể hay tổng công ty hoạt động trong môi trường này chúng tôi phải tuân hành quyết định của chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn cảnh báo, hay lưu ý tất cả các bên dự phần rằng nếu chúng tôi không có được mức tăng tương ứng về sản lượng và hiệu năng, và nếu người mua tiếp tục thiếu thành thực hay tiếp tục đạo đức giả về việc thực sự tăng giá cả mà họ phải trả cho các nhà máy ở đây, thì chúng ta sẽ thấy thêm các nhà máy bị đóng cửa, chúng ta sẽ thấy ít nhà máy mới hơn hay nhà đầu tư mới hơn đến Campuchia, và đây là một thực tế.”

Đảng của ông Hun Sen biết cần phải tăng cường hình ảnh của mình trong giới công nhân dệt may, đa số là phụ nữ trẻ tuổi dùng đồng lương của mình để giúp đỡ cho gia đình.
Đảng của ông Hun Sen biết cần phải tăng cường hình ảnh của mình trong giới công nhân dệt may, đa số là phụ nữ trẻ tuổi dùng đồng lương của mình để giúp đỡ cho gia đình.

Tin tức của giới truyền thông cho thấy đa số các công đoàn, kể cả những công đoàn có liên hệ với chính phủ, đã đồng ý với thỏa thuận mới. Tuy nhiên, có ít nhất 2 công đoàn không làm như vậy.

Ông Ath Thorn đứng đầu một trong số đó là Nghiệp đoàn Lao động Campuchia, tự nhận là có 70.000 thành viên. Ông nói công đoàn của ông sẽ tiếp tục vận động đòi mức 160 đôla, và sẽ tham khảo các thành viên trong những tuần lễ sắp tới để nghe ý kiến của họ trước khi đưa ra quyết định có đình công hay không.

Quyết định chung cuộc về việc tăng mức lương tối thiểu tùy thuộc vào chính phủ.

Sau khi ấn định con số 135 đôla, Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã ra lệnh tăng thêm 5 đôla một tháng vào con số đó, đưa tổng số lên tới 140 đôla.

Mức tăng của thủ tướng không mấy bất ngờ - ông cũng đã làm như thế hồi năm ngoái, cho thấy sự nhạy cảm chính trị của vấn đề mức lương tối thiểu.

Về phần mình, đảng cầm quyền bị kẹt giữa việc thỏa mãn 10 triệu người trong cử tri đoàn Campuchia, trong đó công nhân khu vực dệt may chiếm một phần đáng kể, và việc làm hài lòng các nhà đầu tư.

Đảng của ông Hun Sen đã suýt thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, và với cuộc tổng tuyển cử sắp tới dự trù vào năm 2018, đảng này biết cần phải tăng cường hình ảnh của mình trong giới công nhân dệt may, đa số là phụ nữ trẻ tuổi dùng đồng lương của mình để giúp đỡ cho gia đình sống trong những vùng nông thôn, và thường ủng hộ phe đối lập.

Hồi đầu năm 2014 chính quyền Campuchia bắn chết ít nhất 5 công nhân trong vụ bạo động vì mức lương tối thiểu và tình trạng làm việc.
Hồi đầu năm 2014 chính quyền Campuchia bắn chết ít nhất 5 công nhân trong vụ bạo động vì mức lương tối thiểu và tình trạng làm việc.

Công nghiệp sản xuất hàng dệt may là tâm điểm của nền kinh tế Campuchia, và không những là ngành tuyển dụng nhiều nhất mà còn là ngành thu về nhiều ngoại tệ nhất, trị giá hơn 5 tỷ đôla về số xuất khẩu hàng năm, chủ yếu qua Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.

Hàng chục nhãn hiệu nổi tiếng của phương Tây sử dụng công nhân Campuchia.

Khu vực này dựa vào những tên quen thuộc như H&M, Adidas, Gap và Armani nhưng hình ảnh của khu vực đã bị tổn hại trong những năm gần đây với những vụ tranh chấp lao động và tình trạng o ép các công đoàn độc lập. Tình hình đó lên đến cao điểm hồi đầu năm 2014 khi chính quyền Campuchia bắn chết ít nhất 5 công nhân trong vụ bạo động vì mức lương tối thiểu và tình trạng làm việc.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG